Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lạc Long Quân (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

a. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

b. Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?

c. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.

Câu 2 (7 điểm):

Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em.

pdf 8 trang Thái Bảo 26/07/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LẠC LONG QUÂN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. a. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ? b. Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào? c. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên. Câu 2 (7 điểm): Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a. - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - Tác giả: Hồ Xuân Hương b. Cặp từ trái nghĩa: Rắn – nát; nổi – chìm c. Quan hệ từ: Với, mà Câu 2:
  2. * Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc * Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: - Giới thiệu bố hoặc mẹ của em. - Nêu cảm nghĩ khái quát về bố hoặc mẹ của em. b. Thân bài: - Những nét nổi bật về ngoại hình của bố (mẹ) mà em yêu, em nhớ mãi - Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của bố (mẹ) làm em yêu mến, xúc động Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ). Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc. c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ) - Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ) ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Sách Ngữ văn 7, tập 1) a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai? b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
  3. c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ? Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc? b. Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào? Câu 3. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Loài cây em yêu. Đề 2: Loài hoa em yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. a, Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lý Lan. b. - Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. c. - Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ : + Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu + Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa + Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Câu 2. a. - Mô típ: “thân em” - Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.
  4. b. Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu - Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm. Câu 3. a. Đề 1: * Mở bài: - Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ). - Lí do em yêu thích loài cây đó. *Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). - Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em (Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần) - Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người * Kết bài: + Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó. b. Đề 2: * Mở bài: - Giới thiệu về loài hoa mình yêu, ấn tượng chung về loài hoa. * Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật về vẻ đẹp của loài hoa đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát: vẻ đẹp sắc hoa, cánh hoa, hương hoa (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). - Cảm nghĩ về sự âm thầm dâng sắc thắm hương thơm cho đời: giúp con người bớt mệt mỏi, thêm tươi tắn, lạc quan. - Cảm nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của hoa trong cuộc sống. * Kết bài: Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài hoa đó. ĐỀ SỐ 3
  5. Câu 1 (2,0 điểm): a. Thế nào là đại từ? Đặt câu có sử dụng đại từ và cho biết đại từ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu em vừa đặt? b. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau và nêu ý nghĩa biểu cảm của các đại từ đó: Má hét lớn: "Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao! Tao già không sức cầm dao Giết bay có các con tao trăm vùng! (Bà má Hậu Giang, Tố Hữu) Câu 2 (3,0 điểm): a. Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam. Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về mái trường thân yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (2,0 điểm): a. Học sinh nêu đúng khái niệm về Đại từ: - Đại từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. (0,5 điểm) - Đặt câu có sử dụng đại từ (0,25 điểm) - Xác định đúng vai trò ngữ pháp trong câu của đại từ (0,25 điểm) b. Đại từ xưng hô trong lời nói của bà má là: tụi bay, tao, bay (0,75 điểm). Các đại từ góp phần biểu thị sự phẫn nộ, căm thù và khinh bỉ của bà má Hậu Giang yêu nước đối với kẻ thù xâm lược. (0,25 điểm) Câu 2 (3,0 điểm): a.
  6. - Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ vì: đó là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. (1,0 điểm) - Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ: (1,0 điểm) - Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. - Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy thất bại thảm hại. b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam: (1,0 điểm) a. Yêu cầu hình thức: - Viết đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. b. Yêu cầu nội dung: HS có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, song có thể hướng tới các ý: - Nghệ thuật: Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, - Nội dung: + Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, + Thể hiện khí phách hào hùng và khát vọng độc lập dân tộc, + Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược, Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về mái trường thân yêu Bài làm: Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu. Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, là tất cả những gì của ta. Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.
  7. Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy cô. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường. Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta. ĐỀ SỐ 4 Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ? Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: - Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm) - Nêu đủ nội dung: Cảnh Đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,có sự sống con người nhưng còn thưa thớt ,vắng vẻ(0,5 điểm) Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả(0,5 điểm) Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm) Câu 2: Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):
  8. - Qua Đèo Ngang: + Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan) + Sự cô đơn thầm lặng của tác giả - Bạn đến chơi nhà: + Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình) + Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp). Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm) - Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau: + Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức (0,5 điểm) + Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người (0,5 điểm) + Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống (0,5 điểm) → Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.