Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cẩm Bình (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng

Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya

Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng

Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa

Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi

Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ

Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời…”

(Trích: Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2. Tìm các từ láy có trong đoạn trích và xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp?

Câu 3. Nêu nội dung đoạn thơ trên.

Câu 4. Từ nội dung ấy, là người Việt, em có trách nhiệm gì đối với tiếng Việt?

pdf 11 trang Thái Bảo 03/08/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cẩm Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cẩm Bình (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS CẨM BÌNH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre. Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê. Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời ” (Trích: Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? Câu 2. Tìm các từ láy có trong đoạn trích và xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp? Câu 3. Nêu nội dung đoạn thơ trên. Câu 4. Từ nội dung ấy, là người Việt, em có trách nhiệm gì đối với tiếng Việt? II. LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
  2. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. Câu 2: - Từ láy: xạc xào; dập dồn; ào ào; thăm thẳm; nhọc nhằn - Xếp vào các nhóm: + Từ láy bộ phận: xạc xào; dập dồn; nhọc nhằn + Từ láy hoàn toàn: ào ào; thăm thẳm Câu 3: - Đoạn thơ nói đến cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt. Câu 4: - Đối với người Việt, bản thân mỗi chúng ta phải biết tự hào, trân quý và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. - Là học sinh, phải có trách nhiệm giữ gìn, không làm cho tiếng Việt mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. II. LÀM VĂN * Yêu cầu hình thức: - Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm. - Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu nội dung: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm. - Thân bài: Học sinh biểu cảm được những nội dung sau: + Biểu cảm về cảnh quan khu vườn: Khu vườn nhà tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng tươi sáng bởi cây ăn quả, rau và hoa xanh mướt Ánh sáng và không khí của khu vườn khiến cho tâm hồn khoan khoái, dễ chịu. Khu vườn đầy ắp tiếng chim và ong bướm tìm mật. + Biểu cảm về các loại cây, hoa trong vườn:
  3. Hàng cây ăn quả chất chưa bao kỉ niệm. Thích đứng ngắm những cây hoa đang hé nở và tỏa hương thơm mát. Yêu luống rau xanh mướt dưới bàn tay chăm sóc của mẹ. + Khu vườn gắn với nhiều kỉ niệm: Là nơi ghi dấu sự trưởng thành của em. Là nơi để thỏa thích niềm say mê trồng trọt - Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng biểu cảm. ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (2,0 điểm): a. Thế nào là đại từ? Đặt câu có sử dụng đại từ và cho biết đại từ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu em vừa đặt? b. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau và nêu ý nghĩa biểu cảm của các đại từ đó: Má hét lớn: "Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao! Tao già không sức cầm dao Giết bay có các con tao trăm vùng! (Bà má Hậu Giang, Tố Hữu) Câu 2 (3,0 điểm): a. Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam. Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về mái trường thân yêu HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (2,0 điểm): a. Học sinh nêu đúng khái niệm về Đại từ: Đại từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. (0,5 điểm)
  4. - Đặt câu có sử dụng đại từ (0,25 điểm) - Xác định đúng vai trò ngữ pháp trong câu của đại từ (0,25 điểm) b. Đại từ xưng hô trong lời nói của bà má là: tụi bay, tao, bay (0,75 điểm). - Các đại từ góp phần biểu thị sự phẫn nộ, căm thù và khinh bỉ của bà má Hậu Giang yêu nước đối với kẻ thù xâm lược. (0,25 điểm) Câu 2 (3,0 điểm): a. Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ vì: đó là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. (1,0 điểm) - Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ: + Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. + Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy thất bại thảm hại. b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam: (1,0 điểm) * Yêu cầu hình thức: - Viết đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. * Yêu cầu nội dung: HS có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, song có thể hướng tới các ý: - Nghệ thuật: Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, - Nội dung: Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, Thể hiện khí phách hào hùng và khát vọng độc lập dân tộc, Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược, Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về mái trường thân yêu Bài làm: Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.
  5. Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, là tất cả những gì của ta. Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt. Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy cô. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường. Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta. ĐỀ SỐ 3 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm): Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là: A. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em. B. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người. C. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta. D. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê. Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? A. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù. B. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
  6. C. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù. D. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời. Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây: A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động. B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân. C. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát. D. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ. Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây? A. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước. B. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ. C. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. D. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên B. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long C. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử D. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư? A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi C. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Buổi học cuối cùng B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm): Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ? Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
  7. Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B B C D B B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: - Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm) - Nêu đủ nội dung: Cảnh Đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,có sự sống con người nhưng còn thưa thớt ,vắng vẻ(0,5 điểm) Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả(0,5 điểm) Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm) Câu 2: Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm): Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà - Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của - Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan) mình) - Sự cô đơn thầm lặng của tác giả. - Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp). Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)
  8. - Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau: + Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm) + Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người(0,5 điểm) + Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm) → Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm) Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm) Câu 4: Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê .
  9. + Tác giả: Khánh Hoài - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm ) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 2: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em. + Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm ) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 3: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) Từ láy: chiền chiện, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran”. - Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm ) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 4: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) - Có hai loại từ láy: + Từ láy toàn bộ. + Từ láy bộ phận. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm ) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
  10. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) 1. Mở bài: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Biết giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt. - Mức không đạt: (0 điểm) + Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức hoặc không có mở bài. 2. Thân bài: (3,0 điểm) - Đặc điểm về nụ cười của mẹ: + Nụ cười yêu thương. + Nụ cười khoan dung. + Nụ cười hiền hậu. + Nụ cười khích lệ. - Mức chưa đạt tối đa: (Từ 0,5 đến 2,5 điểm) + Chỉ đạt một, hai, ba trong bốn yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Học sinh không kể được. 3. Kết bài: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. + Liên hệ nêu mong ước của bản thân. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm)
  11. + Kết bài sai hoặc không có kết bài.