Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? (Biết)

A. Truyện cổ tích

B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cười

pdf 9 trang Thái Bảo 26/07/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc_va_c.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: Ngữ văn 7 KNTT (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? (Biết) A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)
  2. A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? (Biết) A.Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa B.Tìm cách để cứu lấy con lừa C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa D. Đến bên giếng và nhìn nó Câu 4: Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết”? (Biết) A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? (Biết) A. Kêu gào thảm thiết B. Đứng im và chờ chết C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng D. Bình tĩnh tìm cách Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (Hiểu) (1)Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó (2) Con lừa cố gắng xoay sở (3)Con lừa thoát ra khỏi cái giếng
  3. (4)Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó A. (1) (2) (3) (4) B. (1) (4) (2) (3) C. (3) (1) (4) (2) D. (3) (2) (4) (1) Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? (Hiểu) A. Bình tĩnh, thông minh B. Nhút nhát, sợ chết C. Nóng vội, dũng cảm D. Chủ quan, kiêu ngạo Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? (Hiểu) A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống B. Sự đoàn kết của con người và loài vật C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật Câu 9: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ? (Vận dụng) Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? (Vận dụng) II. VIẾT (4,0 điểm) Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao). ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu Câu 1: C Câu 2: A
  4. Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: A Câu 6: B Câu 7: A Câu 8: C Câu 9: - Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách, nhưng phải đưa ra được 01 lời khuyên - VD: Mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết. Câu 10: - HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. - HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân. Phần 2: Tạo lập văn bản a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự. - Giới thiệu sự việc có thật có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc - Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật và sự kiện lịch sử. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. ĐỀ SỐ 2
  5. Phần I: ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Sang năm con lên bảy Mai rồi con lớn khôn Đi qua thời ấu thơ “Sang năm con lên bảy Chim không còn biết nói Bao điều bay đi mất Cha đưa con đến trường Gió chỉ còn biết thổi Chỉ còn trong đời thật Giờ con đang lon ton Cây chỉ còn là cây Tiếng người nói với con Khắp sân vườn chạy nhảy Đại bàng chẳng về đây Hạnh phúc khó khăn hơn Chỉ mình con nghe thấy Đậu trên cành khế nữa Mọi điều con đã thấy Tiếng muôn loài với con Chuyện ngày xưa, ngày xửa Nhưng là con giành lấy Chỉ là chuyện ngày xưa Từ hai bàn tay con” (Vũ Đình Minh, Theo https: //www.thivien.net/) Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 3 (0,5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu được gieo vần gì? Câu 4 (0,5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, thuộc cụm từ gì? Câu 5 (0,5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học? Câu 6 (0,5 điểm): Xác định số từ được sử dụng trong bài thơ. Câu 7 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ trên? Câu 8 (2,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người. Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên), hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. ĐÁP ÁN
  6. Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ. Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Câu 3 (0.5 điểm): Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân. Câu 4 (0.5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là cụm động từ. Câu 5 (0.5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích Cây khế. Câu 6 (0.5 điểm): Số từ được sử dụng trong bài thơ: bảy (số từ chỉ thứ tự), hai (số từ chỉ lượng xác định) Câu 7 (1,0 điểm): Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ là khúc tâm tình người cha muốn nhắn nhủ với con của mình: Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá, con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân minh. Câu 8 (2,0 điểm): Học sinh viết đoạn văn theo cảm nhận của bản thân: * Gợi ý: - Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, là điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống - Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách con người - Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng - Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người Phần II (4,0 điểm): * Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn, đảm bảo bố cục 3 phần, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. a. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc cùng ấn tượng khái quát về nhân vật. b. Thân bài: - Phân tích đặc điểm của nhân vật (dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật. c. Kết bài: Nêu ấn tượng sâu đậm và đánh giá về nhân vật.
  7. ĐỀ SỐ 3 Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau: Mưa rơi tí tách Mưa nâng cánh hoa Hạt trước hạt sau Mưa gọi chồi biếc Không xô đẩy nhau Mưa rửa sạch bụi Xếp hàng lần lượt Như em lau nhà. Mưa vẽ trên sân Mưa rơi, mưa rơi Mưa dàn trên lá Mưa là bạn tôi Mưa rơi trắng xóa Mưa là nốt nhạc Bong bóng phập phồng Tôi hát thành lời (Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết) A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết) A. Nhịp 1/1/2 B. Nhịp 2/1/1 C. Nhịp 2/2 D. Nhịp 1/2/1 Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết) A. Cánh hoa B. Hạt mưa C. Chồi biếc
  8. D. Chiếc lá Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết) A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu) A. Tình yêu thiên nhiên B. Tình yêu đất nước C. Tình yêu quê hương D. Tình yêu gia đình Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu) A. Yêu quý, trân trọng B. Hờ hững, lạnh lùng C. Nhớ mong, chờ đợi D. Bình thản, yêu mến Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất. Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng) Phần 2: Tạo lập văn bản (6 điểm) Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao) ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm) Câu 1: A
  9. Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: A Câu 7: Lợi ích của mưa: cung cấp nước để phục vụ đời sống của con người và động thực vật; làm cho không khí sạch và trong lành hơn. Câu 8: Biện pháp bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, trồng cây, không xả xác động vật xuống ao hồ. Phần 2: Tạo lập văn bản (6 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan. - Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện. - Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.