Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Đọc- hiểu (4.0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nở thành mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp vậy ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương.

(…)

Cho nên điều cần thiết nhất trên đời là “cảm hứng muốn gieo hạt”, muốn ươm mầm thiện cho mỗi người. Cho nên, một dòng tin tức về một bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông nhắc ta phải giữ cho mình hy vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa vẫn hy vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt đẹp. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, cũng phải bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày.

(Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân, Hoa học trò, số 1157)

Câu 1. Theo em “cảm hứng muốn gieo hạt” được hiểu là gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu sau:

“Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nở thành mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ”.

docx 6 trang Thái Bảo 29/07/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 HUYỆN GIA VIỄN NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 30/3/2023 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh : Số báo danh Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất: Giám thị thứ hai: Đọc- hiểu (4.0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nở thành mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp vậy ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương. ( ) Cho nên điều cần thiết nhất trên đời là “cảm hứng muốn gieo hạt”, muốn ươm mầm thiện cho mỗi người. Cho nên, một dòng tin tức về một bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông nhắc ta phải giữ cho mình hy vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa vẫn hy vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt đẹp. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, cũng phải bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày. (Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân, Hoa học trò, số 1157) Câu 1. Theo em “cảm hứng muốn gieo hạt” được hiểu là gì? Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu sau: “Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nở thành mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ”. Câu 3. Theo em giữa việc gieo hạt mầm tốt đẹp trong chính mình với việc gieo hạt mầm tốt đẹp cho người khác điều gì quan trọng hơn? Vì sao? (Trình bày lí giải của em bằng một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 dòng ). II. Tạo lập văn bản (16.0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm). Từ ngữ liệu trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện nay?
  2. Câu 2 (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng rõ qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh? Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr.167) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN GIA VIỄN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN Ngày thi 30/3/2023 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
  3. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Phần Câu Nội dung hướng dẫn Điểm 1 “Cảm hứng muốn gieo hạt” được hiểu là: niềm yêu thích, say mê 1.0 được làm những điều tốt đẹp ý nghĩa trong cuộc sống. - Biện pháp tu từ ẩn dụ: 1.0 + Gieo những mầm tốt đẹp: là việc làm có ý nghĩa tích cực + Vụ mùa bội thu, hương hoa thơm, vị quả ngọt: là thành quả của 2 những việc làm tốt đẹp có ý nghĩa. - Tác dụng: giúp câu văn gợi hình, gợi cảm góp phần làm tăng 1.0 sức thuyết phục của đoạn văn bộc lộ thái độ tình cảm của người viết về quan niệm sống đẹp, khơi dậy mong muốn làm nên những điều ý nghĩa. I Thí sinh trình bày quan điểm cá nhân của mình, có thể đồng tình, không đồng tình hoặc cũng có thể quan điểm riêng nhưng cần lý 1.0 giải vấn đề thuyết phục và phù hợp với chuẩn mực đạo đức pháp luật. + Nếu cho rằng việc gieo hạt mầm tốt đẹp trong chính mình quan trọng hơn có thể lý giải theo hướng: khi dùng hạt mầm tốt đẹp trong chính mình mỗi người sẽ tự loại bỏ những suy nghĩ ích kỷ, 3 tiêu cực bên trong tâm hồn, con người mới có thể làm những điều tốt đẹp một cách tự nguyện, say mê. + Nếu cho rằng việc gieo hạt mầm tốt đẹp cho người khác quan trọng hơn, có thể lý giải theo hướng gieo hạt mầm tốt đẹp cho người khác là việc làm của ý nghĩa tích cực góp phần xây đắp cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn. * Yêu cầu về kĩ năng: 0.5 - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; Câu diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II 1 - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. *Yêu cầu về nội dung: HS đảm bảo được các ý sau: 0,5 - Giới thiệu vấn đề nghị luận
  4. - Giải thích: là sự tin tưởng, tín nhiệm vào bản thân hoặc một điều 0.5 tốt đẹp gì đó trong cuộc sống. - Tại sao con người cần có niềm tin: 1,5 + Giúp ta có cái nhìn lạc quan thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh và mong muốn thực hiện lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống. + Giúp ta có sức mạnh nội lực để đối diện, đấu tranh, loại trừ cái xấu, cái ác, vượt lên khó khăn, mạnh dạn thực thiện ước mơ, dự định tốt đẹp, hoàn thành lý tưởng sống của mình, đạt mục tiêu. + Là nền tảng tạo lập nên một cuộc sống giàu tình yêu thương . - Dẫn chứng ( trong sử sách, trong đời sống) - Phê phán những người có cái nhìn bi quan, tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân, lại có những người chỉ biết nghe theo sự 0.5 sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của 0.5 mình, - Bài học nhận thức và hành động: + Với mỗi cá nhân, quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, sau đó phải tạo cho mình lòng tin vào những điều 1.5 tốt đẹp hiện hữu trong cuộc sống, không đánh mất lý tưởng sống của bản thân. + Đặt niềm tin vào những người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và biết trân trọng những giá trị đó hơn. + Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó không có thực sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng . – Khái quát vấn đề, Hs liên hệ bản thân mình. 0.5 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách viết một bài văn nghị luận văn học đúng và 0,5 trúng yêu cầu của đề bài. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lập Câu luận thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt 2 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song phải đảm bảo các ý cơ bản sau: - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận 0.5
  5. - Giải thích ý kiến: 2.0 +Thơ ca: thơ ca là hình thức sáng tác văn học, phản ánh cuộc sống, thể hiện trực tiếp những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. (Từ điển thuật ngữ văn học) +Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khởi nguồn từ tư tưởng cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt của người nghệ sĩ. -> Vế thứ nhất của nhận định đề cập đến khởi nguồn của thơ, vai trò yếu tố tình cảm, cảm xúc trong sáng tác thơ. + Nở hoa nơi từ ngữ: Từ ngữ hiểu rộng là ngôn từ nghệ thuật, là những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ như: cấu tứ, hình tượng, vần điệu, nhịp điệu, thanh điệu, khoảng trống, khoảng trắng trong thơ -> Như vậy, nhận định của đề bài bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật đẹp đẽ, ngôn từ giàu tính thẩm mĩ. Đây là một quy luật, cũng là một yêu cầu then chốt trong sáng tạo thơ nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. - Lí giải: Vì sao lại nói: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi 1.0 từ ngữ + Xuất phát từ đặc trưng của văn học học: Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo để phản ánh hiện thực cuộc sống, trong đó tâm điểm là con người, với thế giới tâm tư, tình cảm phong phú, sâu sắc mãnh liệt. + Xuất phát từ đặc trưng về nội dung của văn học, có thể thấy: văn học không phản ánh hiện thực một cách bàng quan, lạnh lùng mà bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhà văn. Điều đó tạo nên quy luật tình cảm trong phản ánh nghệ thuật. + Xuất phát từ đặc trưng của thơ, đặc biệt là thơ trữ tình: Thơ luôn là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt + Xuất phát từ tiêu chí đánh giá một tác phẩm nghệ thuật chân chính: phải là “Một khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức”. Nội dung tình cảm, cảm cảm xúc trong thơ phải được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo, mà trước hết là nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc sắc . - Chứng minh: +Thơ ca bắt rễ từ lòng người được thể hiện ở phương diện nội 5.0 dung: Hs phân tích bài thơ làm nổi bật được: Hình ảnh quê hương
  6. trong nỗi nhớ của tác giả. Bức tranh lao động của làng chài (Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về). Nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ. + Nở hoa nơi từ ngữ được thể hiện ở phương diện nghệ thuật: Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên. Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết. - Đánh giá ý kiến, khái quát vấn đề nghị luận Lưu ý: - Dựa trên thang điểm, GV linh hoạt tính điểm tổng thể cả 1.0 bài tập làm văn, và thưởng điểm cho bài có tính sáng tạo (Điểm thưởng sáng tạo không quá 1 điểm) HẾT