Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

A. ĐỀ BÀI (LỚP CHỌN)

PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.

Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…’’.

(Theo Thu Hạnh/TTXVN)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích nhắc đến đức tính giản dị của Bác Hồ ở các phương diện nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 3: Sự giản dị của Bác được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nêu nhận xét của em. (0,5điểm).

Câu 4: Từ nội dung văn bản trên và qua các câu chuyện về Bác, em có thể học tập được gì ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? (nêu ít nhất hai bài học). (1,0 điểm)

doc 8 trang Bích Lam 24/03/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN:NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút A. ĐỀ BÀI (LỚP CHỌN) PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội ’’. (Theo Thu Hạnh/TTXVN) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích nhắc đến đức tính giản dị của Bác Hồ ở các phương diện nào? (0,5 điểm) Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm) Câu 3: Sự giản dị của Bác được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nêu nhận xét của em. (0,5điểm). Câu 4: Từ nội dung văn bản trên và qua các câu chuyện về Bác, em có thể học tập được gì ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? (nêu ít nhất hai bài học). (1,0 điểm) PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
  2. Câu 1: Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 20 – 25 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị. (2,0 điểm). Câu 2: Chứng minh rằng tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một kẻ lòng lang dạ thú. (5,0 điểm).
  3. ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM PHẦN ĐỌC- HIỂU - Phương thức biểu đạt : Nghị luận 0,5.đ Câu 1 - Giản dị trong lối ăn, mặc, ở của Người. 0,5 đ - Trạng ngữ có trong câu in đậm là: “Sau khi xong bữa”. 0,5 đ Câu 2 - Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 0,5 đ - Bác giản dị khi về quê, khi ở chiến khu và cả khi đã làm Chủ tịch Câu 3 nước, về ở Hà Nội. 1,0 đ - Nhận xét: Bác giản dị ở mọi lúc, mọi nơi. - Học tập đức tính giản dị của Bác, không lãng phí, không xa hoa. - Học tập Bác ở sự hi sinh cả cuộc đời cho đất nước, vì cuộc sống ấm no của dân tộc. - Học tập Bác ở lối sống gần gũi, tình yêu và sự hòa hợp với thiên Câu 4 1,0 đ nhiên. - Học tập ở Bác tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường trong mọi hoàn cảnh. -
  4. PHẦN TẬP LÀM VĂN Câu 1: ( 1 điểm) - Hình thức: Đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 20-25 câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, (0,5đ) - Nội dung: (1,5đ) Câu 1: (2 điểm) - Hình thức: Đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 8-10 câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, (0,5đ) - Nội dung: (1,5đ) 1. Mở đoạn (0.25) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính giản dị. (Một trong những đức tính quý báu của con người chính là đức tính giản dị). Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân đoạn (1.0) a. Giải thích Đức tính giản dị là khiêm tốn, không khoa trương của cải vật chất, luôn chan hòa, hòa đồng với mọi người xung quanh, không tự cao tự đại về những thứ bản thân mình có được hoặc sở hữu. b. Phân tích Giản dị là một đức tính tốt đẹp của con người, nó thường đi đôi với khiêm tốn, giản dị để hòa nhập cùng mọi người, không phân biệt giàu nghèo sẽ khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. Khi chúng ta có lối sống giản dị, chúng ta sẽ tiết kiệm được những khoản chi tiêu không đáng có từ đó hạn chế được sự lãng phí của cải, vật chất góp phần làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Người sống giản dị sẽ được mọi người yêu thương, quý mến, kính trọng và là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo. c. Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến. Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cả đời sống và làm việc vô cùng giản dị, d. Phản biện Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính khoa trương, hay khoe mẽ của cải vật chất, ưa xa hoa, những thứ hào nhoáng bên ngoài mà làm mất đi những giá trị của bản thân, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. 3. Kết đoạn (0.25) Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức tính giản dị, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. (GV lưu ý khuyến khích những đoạn văn có sự sáng tạo) Câu 2: (5 điểm) a.Yêu cầu chung:
  5. – Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận. – Dẫn chứng phong phú, xác thực, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. b.Yêu cầu cụ thể: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: + Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam + Tác phẩm “Sống chết mặc bay” được xem như là bông hoa Mở bài đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. 0,5 đ - Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay"- nhân vật tên quan phụ mẫu đó được xây dựng là nhân vật chính, trung tâm của tác phẩm, đó là kẻ lòng lang dạ thú.
  6. Giải thích thành ngữ: lòng lang dạ thú: 0,5 đ - "Lòng lang dạ sói" (dạ thú) là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang", "sói". Người ta thường chỉ dùng thành ngữ này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. - Đối tượng mà câu thành ngữ này hướng đến trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" lại là vị "quan phụ mẫu" - là cha mẹ của muôn thảo dân. Nhà văn Phạm Duy Tốn đó gọi hắn là lòng lang dạ thú, nghĩa là mất hết tính người, tàn ác và bất nhân.  Chứng minh: * Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn « Sống chết mặc 1,0 đ bay » là một viên quan vô trách nhiệm: - Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân . - Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình” . - Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng“ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà ”, ăn của ngon vật lạ “yến Thân bài hấp đường phèn ” * Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn « Sống chết mặc 1,0 đ bay » là một viên quan hống hách: - Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm - Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”. - Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi. - Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù * Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn « Sống chết mặc 1,0 đ bay » mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vì làm cho dân chúng khổ: - Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê. - Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vì dân trôi ngài cũng thây kệ”. - Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vì mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp”,“Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ ”
  7. - Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc . - Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên. - Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “Ù! Thông tôm, chi chi nảy ” - Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì“khắp mọi nơi miền đú, nước tràn lênh láng , xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. => Tác giả đó sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để 0,5 đ vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thãi hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân => Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn «Sống chết mặc bay » của nhà văn Phạm Duy Tốn là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ mặc đê vì làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”. - Khẳng định ý kiến đưa ra ở đề bài là đúng đắn. Kết bài - Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị 0,5 đ lên án.