Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

          Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.

1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

A. Hồ Chí Minh                                B. Đặng Thai Mai                            

C. Phạm Văn Đồng                           D. Hoài Thanh

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?

          A. Biểu cảm                                                B. Nghị luận        

C. Tự sự                                            D. Miêu tả

3. Trong bốn từ sau: “Tổ quốc, đất nước, sông núi, giang sơn” có mấy từ Hán Việt?

          A. Một từ                                          B. Hai từ             

C. Ba từ                                            D. Bốn từ            

4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

          A. Người ta là hoa đất.                      B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

          C. Uống nước nhớ nguồn.                 D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.

5. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?

          A. Lên thác xuống ghềnh                            B. Vong ân bội nghĩa                       

          C. Hoài niệm tuổi thơ                       D. Được voi đòi tiên               

6. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?

          A. Là một bài thơ Đường                            B. Bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán                  

C. Là bài thơ tứ tuyệt                        D. Là bài thơ làm theo thể Đường luật      

7. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

          A. Kính trọng                                    B. Yêu quý                             

C. Gần gũi                                         D. Nhớ nhung               

8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

          A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận                      

          B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết

          C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận

          D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận          

docx 2 trang Bích Lam 24/03/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn, lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Đề gồm 01 trang ĐỀ 4 PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi. 1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai? A. Hồ Chí Minh B. Đặng Thai Mai C. Phạm Văn Đồng D. Hoài Thanh 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả 3. Trong bốn từ sau: “Tổ quốc, đất nước, sông núi, giang sơn” có mấy từ Hán Việt? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ 4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn? A. Người ta là hoa đất. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Bán anh em xa mua láng giềng gần. 5. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ? A. Lên thác xuống ghềnh B. Vong ân bội nghĩa C. Hoài niệm tuổi thơ D. Được voi đòi tiên 6. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? A. Là một bài thơ Đường B. Bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán C. Là bài thơ tứ tuyệt D. Là bài thơ làm theo thể Đường luật 7. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”? A. Kính trọng B. Yêu quý C. Gần gũi D. Nhớ nhung 8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hãy cho biết: a) Nêu khái quát về tác giả và xuất xứ của văn bản? b) Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác? Sự giản dị ấy gắn liền với đời sống tinh thần của Bác như thế nào? Câu 2 (6,0 điểm):
  2. Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?