Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản rồi trả lời các câu hỏi sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên )

  1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm

  1. Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị?

A. 2 giá trị B. 3 giá trị C. 4 giá trị D. 5 giá trị

  1. Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai?

A. Cho bản thân B. Cho xã hội

C. Cho bản thân và xã hội D. Cho bản thân và gia đình

  1. Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.” là câu mang luận điểm?

A. Đúng B. Sai

docx 4 trang Thái Bảo 16/07/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I– NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS AN THẮNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: phút; (Đề có 2 trang) Họ tên : Lớp : SBD Mã đề 1 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản rồi trả lời các câu hỏi sau: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Theo Phương Liên ) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? A. 2 giá trị B. 3 giá trị C. 4 giá trị D. 5 giá trị Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? A. Cho bản thân B. Cho xã hội C. Cho bản thân và xã hội D. Cho bản thân và gia đình Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.” là câu mang luận điểm? A. Đúng B. Sai Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa. B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? A. Bàn về giá trị của sự sống. B. Bàn về giá trị của sức khỏe. C. Bàn về giá trị của thời gian. D. Bàn về giá trị của tri thức. Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người. Trang 1/10
  2. C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật. Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống. D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được”? Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên? II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn biểu cảm về người thân mà em yêu mến. HẾT Trang 2/10
  3. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS AN THẮNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ NĂN 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 c 3 C 0,5 b 4 B 0,5 c 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 9 Học sinh có thể lí giải: 1,0 - Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng - Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. 10 Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân ( quý trọng thời gian, sử dụng 1,0 thời gian hợp lí ). II LÀM VĂN 1.Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn biểu cảm. Bài viết phải có bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài biểu cảm; diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng giàu cảm xúc,cảm xúc chân thành, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1. Bố cục: Có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng theo yêu cầu bài biểu cảm. 0,25 2.2. Nội dung Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu người thầy(cô) mình yêu mến và 0,25 bài viết theo bố bàu tỏ được tình cảm, ấn tượng ban đầu về thầy cô. Thân bài: Bày tỏ cảm xúc về thầy ( cô)- lần lượt nêu những 2,0 cục cảm xúc từ khái quát đến cụ thể. - Giới thiệu khái quát và nêu cảm xúc, ấn tượng chung. - Bày tỏ cảm xúc về những nét ngoại hình. - Bày tỏ cảm xúc về những biểu hiện tính cách, tình cảm của người thân với đồng nghiệp, phụ huynh, với học sinh, mọi người xung quanh - Biểu cảm về kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô. - Rút ra bài học từ hình ảnh thầy cô mà mình vừa bộc lộ cảm xúc. Kết bài: 0,25 Khẳng định ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về thầy cô. 2.3. Liên hệ, kết Biết liên hệ kết nối trong quá trình biểu cảm. 0,25 nối Trang 3/10
  4. 2.4. Kết hợp Kết hợp giữa biểu cảm với yếu tố tự sự và miêu tả. 0,25 phương thức biểu đạt 2.5. Sáng tạo Văn viết có giọng điệu, diễn đạt độc đáo và sáng tạo. 0,25 2.6. Chữ viết, Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 chính tả, trình bày 2.7. Xưng hô Xưng hô nhất quán trong quá trình biểu cảm. 0,25 Trang 4/10