Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự
Câu 1. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là của tác giả?
A. Nguyễn Trãi | B. Nguyễn Khuyến |
C. Nguyễn Du | D. Nguyễn Đình Chiểu |
Câu 2. “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú | B. Thất ngôn tứ tuyệt |
C. Lục bát | D. Song thất lục bát |
Câu 3. Nhận định nào không đúng về bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”?
A. Bài thơ thể hiện tâm trạng mừng vui khi có bạn đến chơi nhà.
B. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, khốn khó và nỗi hổ thẹn với bạn.
C. Sử dụng từ ngữ thuần việt, giản dị, gần gũi cuộc sống thôn quê.
D. Thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” là?
A. Đảo ngữ, liệt kê | B. Nhân hóa, liệt kê |
C. Đối lập, liệt kê | D. Nói quá |
Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống | B. Đảng phái, đảng phí, đảng viên. |
C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi | D. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn . |
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 22/12/2021 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là của tác giả? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Khuyến C. Nguyễn Du D. Nguyễn Đình Chiểu Câu 2. “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Song thất lục bát Câu 3. Nhận định nào không đúng về bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”? A. Bài thơ thể hiện tâm trạng mừng vui khi có bạn đến chơi nhà. B. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, khốn khó và nỗi hổ thẹn với bạn. C. Sử dụng từ ngữ thuần việt, giản dị, gần gũi cuộc sống thôn quê. D. Thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết. Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” là? A. Đảo ngữ, liệt kê B. Nhân hóa, liệt kê C. Đối lập, liệt kê D. Nói quá Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm? A. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống B. Đảng phái, đảng phí, đảng viên. C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi D. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn . Câu 6. Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”? A. Nhà văn B. Nhà thơ C. Nhà báo D. Nghệ sĩ Câu 7. Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy” A. Hỏng B. Qua đời C. Tiêu đời D. Mất Câu 8. Cặp từ nào dưới đây không phải cặp từ trái nghĩa? A. Trẻ- già B. Sáng- tối C. Sang- hèn D. Bay- nhảy PHẦN II. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1. (1 điểm) Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh theo sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1. Câu 2. (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác và phương thức biểu đạt chính của bài thơ đó. Câu 3. (1 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép. Câu 4. (1 điểm) Từ nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”, em trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi người trong cuộc sống. PHẦN III. TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.