Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

Câu 1. Ai là Tác giả của bài thơ “Bánh trôi nước” là ai ?

  1. Bà huyện Thanh Quan
  2. Hồ Xuân Hương
  1. Đoàn Thị Điểm
  2. Nguyễn Thị Hinh

Câu 2. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ nào?

  1. thất ngôn tứ tuyệt
  2. lục bát
  1. ngũ ngôn tứ tuyệt
  2. thất ngôn bát cú

Câu 3. Hoàn cảnh sáng tác của bài “Phò giá về kinh”

  1. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông – Nguyên
  2. Trước khi đi đón Thái thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
  3. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
  4. Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử giải phóng kinh đô Thăng Long năm 1285

Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?

  1. Đường vô xứ Huế quanh quanh
  2. Thân em như chẽn lúa đòng đòng
  3. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
  4. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
docx 9 trang Thái Bảo 02/08/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 7 NHÓM NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gianlàm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11 /11/2021 Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm): Ghi lại chữa cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Ai là Tác giả của bài thơ “Bánh trôi nước” là ai ? A. Bà huyện Thanh Quan C. Đoàn Thị Điểm B. Hồ Xuân Hương D. Nguyễn Thị Hinh Câu 2. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ nào? A. thất ngôn tứ tuyệt C. ngũ ngôn tứ tuyệt B. lục bát D. thất ngôn bát cú Câu 3. Hoàn cảnh sáng tác của bài “Phò giá về kinh” A. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông – Nguyên B. Trước khi đi đón Thái thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long C. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử D. Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử giải phóng kinh đô Thăng Long năm 1285 Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận? A. Đường vô xứ Huế quanh quanh B. Thân em như chẽn lúa đòng đòng C. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát D. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Câu 5. Câu văn nào nói nên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? A. Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một điều kì diệu sẽ mở ra. B. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. C. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. D. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để kịp điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Câu 6. Câu ca dao sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” A. nhân hóa C. so sánh B. ẩn dụ D. điệp ngữ
  2. Câu 7. Yếu tố “thiên” trong từ “thiên thư” (ở bài “Sông núi nước Nam”) có nghĩa là gì? A. trời C. dời B. nghiêng về D. nghìn Câu 8. Văn biểu cảm là gì? A. Là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó B. Là văn bản viết ra nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng C. Là văn bản viết ra để trình bày một chuỗi các sự việc D. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Phần II.Tự luận (8 điểm) Bài 1(4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [ ] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! ” (SGK Ngữ văn 7- tập 1, trang 10) a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? b. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn và nêu giá trị của các từ láy đó? c. Trong văn bản chứa đoạn trích trên, tại sao người cha không trực tiếp nói với con mà lại chọn hình thức viết thư? Điều này có tác dụng gì? d. Qua văn bản chứa đoạn trích trên và sự hiểu biết của em, bằng một đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Bài 2 (4,0 điểm): Tập làm văn Cảm nghĩ về tinh thần tương thân tương ái của nhân dân ta trong tình hình dịch bệnh Covid hiện nay. Hết
  3. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM NHÓM NGỮ VĂN 7 BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11 /11/2021 Phần I. Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D C B C A D Phần II. Tự luận Câu Phần II (8 điểm) Biểu điểm Bài 1 a. HS trả lời đúng: (4,0 - Văn bản: “Mẹ tôi” (0,25 điểm) điểm) - Tác giả: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (0,25 điểm) b. HS trả lời đúng: - Từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn (0,5 điểm) - Tác dụng: + Diễn tả tâm trạng lo sợ, thương xót của người mẹ khi con bị ốm (0,25 điểm) nặng. + Thể hiện tình yêu con tha thiết của người mẹ. Ca ngợi tình mẫu tử (0,25 điểm) thiêng liêng c. HS trình bày được việc người cha chọn hình thức viết thư cho con có tác dụng: - Người cha muốn giữ cho con lòng tự trọng, con không cảm thấy xấu (0,5 điểm) hổ - Viết thư giúp cha bộc lộ được đầy đủ những điều sâu thẳm trong (0,25 điểm) lòng muốn nói với con. Đây là những điều tế nhị, kín đáo khó nói trực tiếp bằng lời. - Người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm (0,25 điểm) kĩ và thấm thía những điều trong thư. d.Học sinh nêu suy nghĩ về vai trò của lòng hiếu thảo (GV tôn trọng suy nghĩ cá nhân của HS, miễn sao trình bày suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, thuyết phục, tình cảm trong sáng, mang tính tích cực)
  4. Gợi ý: - Em hiểu thế nào là hiếu thảo, biểu hiện: yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Lòng hiếu thảo thể hiện trong tình cảm, thái độ, (0,5 điểm) hành động đối với cha mẹ - Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo: đó là đạo lý làm con. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ dành cho ta (0,5 điểm) những gì tốt đẹp nhất. - Học sinh thể hiện lòng hiếu thảo của mình: + Nhận thức, tình cảm: (0,5 điểm) + Hành động: Bài 2 Bài làm văn cần đảm bảo yêu cầu chung như sau: (4,0 * Về hình thức: điểm) - Đúng đặc trưng thể loại biểu cảm (1,0 điểm) - Trình bày bằng một bài văn có bố cục 3 phần, lời văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ, trình tự hợp lý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về nội dung: Cảm nghĩ về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong tình hình dịch bệnh Covid hiện nay Về cơ bản, HS phải nêu được các nội dung sau: a. Mở bài: - Giới thiệu tinh thần tương thân tương ái là truyền thống quý báu của (0,5 điểm) dân tộc ta - Tinh thần đó càng được bộc lộ rõ trong tình hình dịch bệnh Covid như hiện nay b. Thân bài: - Kể những việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong dịch (1,0 điểm) Covid 19 mà em thấy xúc động nhất. Cảm nghĩ về những việc làm đó. - Ý nghĩa, vai trò của tinh thần tương thân tương ái (0,5 điểm) - Em cần làm gì để thể hiện tinh thần tương thân tương ái (0,5 điểm) c. Kết bài: - Khẳng định tinh thần tương thân tương ái là phẩm chất cần thiết ở (0,5 điểm) mỗi người. - Mong ước, lời hứa Biểu điểm: - Điểm 3,5-4: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên (có thể mắc sai sót nhỏ về chính tả) - Điểm 3: Bài viết cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu trên nhưng có thể thiếu một vài ý nhỏ. - Điểm 2,5: Bài viết cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu trên nhưng còn sơ sài.
  5. - Điểm 2: Bài viết đáp ứng được một nửa số yêu cầu trên, trình tự không hợp lý - Điểm 0-1,5: Bài không làm được gì hoặc lạc đề, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng học sinh và mức độ làm bài thực tế, dựa vào thang điểm trên giáo viên có thể điều chỉnh và cho các mức điểm còn lại. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NGỮ VĂN 7 NHÓM NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021-2022 ĐỀ DỰ BỊ Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11 /11/2021 Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm): Ghi lại chữa cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác của bài “Phò giá về kinh” A. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông – Nguyên B. Trước khi đi đón Thái thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long C. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
  6. D. Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử giải phóng kinh đô Thăng Long năm 1285 Câu 2. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ nào? A. thất ngôn tứ tuyệt C. ngũ ngôn tứ tuyệt B. lục bát D. thất ngôn bát cú Câu 3. Ai là Tác giả của bài thơ “Bánh trôi nước” là ai ? A. Bà huyện Thanh Quan C. Đoàn Thị Điểm B. Hồ Xuân Hương D. Nguyễn Thị Hinh Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận? A. Đường vô xứ Huế quanh quanh B. Thân em như chẽn lúa đòng đòng C. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát D. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Câu 5. Yếu tố “thiên” trong từ “thiên thư” (ở bài “Sông núi nước Nam”) có nghĩa là gì? A. trời C. dời B. nghiêng về D. nghìn Câu 6. Câu ca dao sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” A. nhân hóa C. so sánh B. ẩn dụ D. điệp ngữ Câu 7. Câu văn nào nói nên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? A. Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một điều kì diệu sẽ mở ra. B. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. C. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. D. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để kịp điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Câu 8. Văn biểu cảm là gì? A. Là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó B. Là văn bản viết ra nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng C. Là văn bản viết ra để trình bày một chuỗi các sự việc D. Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.
  7. Phần II. Tự luận (8 điểm) Bài 1. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".” (Ngữ văn 7- tập 1, trang 7) a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? b. Xác định 2 từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên? c. Theo em, “thế giới kì diệu” khi bước qua cánh cổng trường là những gì? Qua đó, em hiểu gì về nội dung câu nói của mẹ? d. Qua văn bản “Cổng trường mở ra” hãy viết khoảng 8 câu nêu suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với mỗi con người. Bài 2. (4,0 điểm) Tập làm văn Cảm nghĩ về một mùa em yêu thích nhất trong năm. Hết TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM NHÓM NGỮ VĂN 7 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NGỮ VĂN 7 ĐỀ DỰ BỊ Năm học: 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11 /11/2021 Phần I. Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B C A C B D Phần II. Tự luận Câu Phần II (8 điểm) Biểu điểm
  8. Bài 1 a. HS trả lời đúng: (4,0 - Văn bản: “Cổng trường mở ra” (0,25 điểm) điểm) - Tác giả: Lý Lan (0,25 điểm) b. HS trả lời đúng: - Từ Hán Việt: khai trường, can đảm (0,5 điểm) c. HS trả lời được - “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ " bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" có nghĩa là: + Ngôi trường là một thế giới kì diệu, thế giới của tri thức phong phú, (0,5 điểm) tri thức khoa học của nhân loại + Đó còn là thế giới của những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng - tình thầy trò, tình bè bạn Đó là nơi giúp con hoàn thiện về nhân cách (0,5 điểm) cũng như con được sống trong những quan hệ trong sáng, mẫu mực. - Nội dung câu nói của mẹ: lời động viên, khích lệ con vượt qua (0,5 điểm) những khó khăn của buổi đầu đến lớp để khám phá những điều tốt đẹp ở trường. d. Học sinh nêu suy nghĩ về vai trò của nhà trường: (GV tôn trọng suy nghĩ cá nhân của HS, miễn sao trình bày suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, thuyết phục, tình cảm trong sáng, mang tính tích cực) Gợi ý: - Trường học có vai trò quyết định tương lai, cuộc đời mỗi con người. (0,25 điểm) - Trường học trang bị cho con ngươi tri thức. (0,5 điểm) - Là nơi giúp hình thành nhân cách của con người, cho ta thành người (0,25 điểm) có phẩm chất đạo đức tốt. - Không những vậy, trường học là một thế giới tình cảm chan chứa yêu thương , bạn bè cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, thầy cô như cha (0,25 điểm) mẹ thứ hai của ta. - Là những học sinh, chúng ta hãy luôn trân trọng, yêu thương những (0,25 điểm) ngôi trường mà chúng ta học. Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý, đoàn kết bạn bè. Bài 2 Bài làm văn cần đảm bảo yêu cầu chung như sau: (4,0 * Về hình thức: điểm) - Đúng đặc trưng thể loại biểu cảm (1,0 điểm) - Trình bày bằng một bài văn có bố cục 3 phần, lời văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ, trình tự hợp lý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về nội dung: Cảm nghĩ về một mùa em yêu thích nhất trong năm. 1. Mở bài:
  9. - Giới thiệu về mùa em yêu thích nhất trong năm. (0,5 điểm) - Nêu cảm nghĩ chung về mùa yêu thích đó (lưu ý chọn thời gian, tình huống để gợi cảm xúc). 2. Thân bài: - Biểu cảm về đặc điểm của mùa mà em yêu thích: + Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm để người đọc (0,5 điểm) hình dung đối tượng biểu cảm ( thời tiết, đất trời, cây cối, ) + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc về một vài chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. (0,5 điểm) - Nêu suy nghĩ về những hoạt động của con người thường diễn ra (0,5 điểm) trong mùa Suy nghĩ về tâm trạng, cảm xúc của con người trong mùa đó (vui mừng, phấn khởi, bâng khuâng, xao xuyến ) - Sự gắn bó của em với mùa đó. (0,5 điểm) + Hồi tưởng kỷ niệm của bản thân + Bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu mến của mình. 3. Kết bài: - Khẳng định tình cảm, mong ước Từ đó bộc lộ tình yêu quê hương (0,5 điểm) đất nước. Biểu điểm: - Điểm 3,5-4: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên (có thể mắc sai sót nhỏ về chính tả) - Điểm 3: Bài viết cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu trên nhưng có thể thiếu một vài ý nhỏ. - Điểm 2,5: Bài viết cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu trên nhưng còn sơ sài. - Điểm 2: Bài viết đáp ứng được một nửa số yêu cầu trên, trình tự không hợp lý - Điểm 0-1,5: Bài không làm được gì hoặc lạc đề, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng học sinh và mức độ làm bài thực tế, dựa vào thang điểm trên giáo viên có thể điều chỉnh và cho các mức điểm còn lại.