Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hương Nhi (Có đáp án)

Phần I. Đọc hiểu ( 6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Mọi người cúi xuống ngắt một ngọn cỏ trừ Ờ-gớt-tít,vì nó bứt cả một nắm tướng. Còn Vai-ô-oét Bô-re-ga thì trước khi nếm cọng cỏ, móc miếng kẹo cao su phá kỉ lục thế giới ra khỏi miệng, giắt vào sau vành tai. Tuyệt nhỉ! Sác-li thì thầm: “Ông nội, ông có thấy cái vị của nó tuyệt không?”

- Ông có thể ăn hết cả cánh đồng này? Ông có thể bò bốn chân như con bò và gặm hết từng cọng cỏ của cánh đồng này - Ông nội Châu nói với nụ cười khoái trá.

Thình lình, có tiếng la phấn khích vang lên. Đó là Vơ-ru-caSot. Cô bé cuống quýt chỉ sang bên kia sông:

- Bạn ấy nói đúng - ông Sác-li kêu to - Đó là một người đàn ông tí hon. Ông có trông thấy không?

- Ông có thấy Sác-li. Ông nội Châu náo nức đáp.

Lúc này, tất cả mọi người đều bắt đầu kêu lên:

- Có hai người. Chu choa, đúng thế.

- Có hơn hai người đấy! Một, hai, ba, bốn, năm.

- Họ đang làm gì đấy nhỉ? Họ từ đâu tới? Họ là ai?

Cả trẻ con lẫn người lớn đều chạy ào đến bờ sông để nhìn cho rõ hơn.

- Nom họ thật kì lạ! Không cao hơn đầu gối mình! Nhìn mớ tóc dài của họ kìa.

Những con người nhỏ xíu đó - không lớn hơn những con búp bê cỡ trung bình đã ngừng những gì họ đang làm vào lúc này, họ cũng đang nhìn lại đám người bên kia sông. Một trong số họ chỉ về phía lũ trẻ rồi thì thầm điều gì với người kia và cả năm người phá lên cười khanh khách.

- Cơ mà, họ không thể nào là người thật được... Sác-li nói.

- Đương nhiên là người thật!- Ông Quơn–cơ đáp. Họ là người Um pơ-Lum pơ (Umpha-Lumpa)

(Trích: Chaelie và nhà máy sô- cô- la, Dương Tường dịch, NXB Kim Đồng)

*Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng ra giấy kiểm tra

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào?

  1. Cổ tích B. Nghị luận C. Truyện ngắn D. Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 2: Đoạn truyện kể về sự việc gì?

A. Mọi người nhìn thấy những người tí hon phía bên kia sông.

B. Mọi người nhìn thấy một cánh đồng cỏ xanh mướt.

docx 15 trang Thái Bảo 11/07/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hương Nhi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hương Nhi (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS trình bày được những kiến thức về: + Truyện ngụ ngôn + Tiếng Việt: Dấu ba chấm, thành ngữ, tục ngữ, mạch lạc và liên kết trong văn bản + Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, 2. Năng lực: - Sáng tạo, tự học, trình bày khoa học. Khái quát trình bày kiến thức mạch lạc, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, viết bài văn. 3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi học và làm bài. B. MA TRẬN Đơn vị Mức độ nhận thức Tổng Kĩ kiến Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng thức/ kĩ cao điểm năng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Truyện 1 hiểu ngụ ngôn/ Truyện 3 0 5 0 0 2 0 60 khoa học viễn tưởng Viết kể 2 Viết lại một sự việc có thật liên quan 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đến một nhân vật lịch sử Việt Nam Tổng điểm 1.5 0.5 2.5 1.5 0 3.0 0 1.0 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 Số câu hỏi Nội Chương/ dung/ theo mức độ nhận thức TT đơn vị Mức độ đánh giá Vận chủ đề kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao Đọc-hiểu Truyện Nhận biết: 4TN 4TN 2TL khoa học - Nhận biết được đề tài, chi viễn tiết tiêu biểu, những yếu tố tưởng mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, phó từ Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện
  3. qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản. Viết Văn tự Nhận biết: Nhận biết kiểu 1TL* sự về sự bài, đối tượng tự sự việc có Thông hiểu: Hiểu được thế thật liên nào là nhân vật lịch sử, ý quan đến nghĩa của sự việc liên quan nhân vật đến nhân vật hoặc sự Vận dụng: Tạo lập văn bản kiện lịch tự sự có bố cục ba phần sử Vận dụng cao: Viết được bài văn tự sự hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo trên cơ sở sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Từ đó biết rút ra bài học cho bản thân. Tổng 4TN 4TN 2TL 1TL* Tỉ lệ (%) 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 Phần I. Đọc hiểu ( 6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mọi người cúi xuống ngắt một ngọn cỏ trừ Ờ-gớt-tít,vì nó bứt cả một nắm tướng. Còn Vai-ô-oét Bô-re-ga thì trước khi nếm cọng cỏ, móc miếng kẹo cao su phá kỉ lục thế giới ra khỏi miệng, giắt vào sau vành tai. Tuyệt nhỉ! Sác-li thì thầm: “Ông nội, ông có thấy cái vị của nó tuyệt không?” - Ông có thể ăn hết cả cánh đồng này? Ông có thể bò bốn chân như con bò và gặm hết từng cọng cỏ của cánh đồng này - Ông nội Châu nói với nụ cười khoái trá. Thình lình, có tiếng la phấn khích vang lên. Đó là Vơ-ru-caSot. Cô bé cuống quýt chỉ sang bên kia sông: - Bạn ấy nói đúng - ông Sác-li kêu to - Đó là một người đàn ông tí hon. Ông có trông thấy không? - Ông có thấy Sác-li. Ông nội Châu náo nức đáp. Lúc này, tất cả mọi người đều bắt đầu kêu lên: - Có hai người. Chu choa, đúng thế. - Có hơn hai người đấy! Một, hai, ba, bốn, năm. - Họ đang làm gì đấy nhỉ? Họ từ đâu tới? Họ là ai? Cả trẻ con lẫn người lớn đều chạy ào đến bờ sông để nhìn cho rõ hơn. - Nom họ thật kì lạ! Không cao hơn đầu gối mình! Nhìn mớ tóc dài của họ kìa. Những con người nhỏ xíu đó - không lớn hơn những con búp bê cỡ trung bình đã ngừng những gì họ đang làm vào lúc này, họ cũng đang nhìn lại đám người bên kia sông. Một trong số họ chỉ về phía lũ trẻ rồi thì thầm điều gì với người kia và cả năm người phá lên cười khanh khách. - Cơ mà, họ không thể nào là người thật được Sác-li nói. - Đương nhiên là người thật!- Ông Quơn–cơ đáp. Họ là người Um pơ-Lum pơ (Umpha-Lumpa) (Trích: Chaelie và nhà máy sô- cô- la, Dương Tường dịch, NXB Kim Đồng) *Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng ra giấy kiểm tra Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? A. Cổ tích B. Nghị luận C. Truyện ngắn D. Truyện khoa học viễn tưởng Câu 2: Đoạn truyện kể về sự việc gì? A. Mọi người nhìn thấy những người tí hon phía bên kia sông. B. Mọi người nhìn thấy một cánh đồng cỏ xanh mướt.
  5. C. Mọi người thưởng thức vị ngon của cây mao lương hoa vàng. D. Mọi người nhìn thấy một dòng sông Sô- cô- la. Câu 3: Người kể đoạn truyện trên kể ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi 1 B. Ngôi 3 C. Ngôi 2 D. Ngôi 1 và ngôi 3 Câu 4: Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào? A. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật B. Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật C. Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật D. Qua suy nghĩ của các nhân vật Câu 5: Chi tiết “- Ông có thể ăn hết cả cánh đồng này?- Ông nội Châu nói với nụ cười khoái trá. -Ông có thể bò bốn chân như con bò và gặm hết từng cọng cỏ của cánh đồng này” có ý nghĩa gì? A. Nói lên ý nghĩa lớn lao của thiên nhiên với cuộc sống con người B. Thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người viết C. Sự thân thiện giữa con người với thiên nhiên’ D. Tất tả các ý trên Câu 6: Hình ảnh “Những con người nhỏ xíu đó- không lớn hơn những con búp bê cỡ trung bình đã ngừng những gì họ đang làm vào lúc này, họ cũng đang nhìn lại đám người bên kia sông. Một trong số họ chỉ về phía lũ trẻ rồi thì thầm điều gì với người kia và cả năm người phá lên cười khanh khách” phù hợp với thông điệp nào nhất? A. Sự bình đẳng giữa mọi người với nhau B. Cuộc sống luôn có những điều lạ kì C. Ai cũng có thể làm chủ cuộc sống của mình D. Hãy tạo cơ hội cho những người thiệt thòi, kém may mắn. Câu 7: Trong câu “Cả trẻ con lẫn người lớn đều chạy ào đến bờ sông để nhìn cho rõ hơn” phó từ “ đều” có ý nghĩa gì? A. Sự đồng nhất trong hành động C. Thể hiện sự ngạc nhiên B. Thể hiện sự vui mừng D. Thể hiện sự tò mò, hiếu kì Câu 8: Trong câu “Một trong số họ chỉ về phía lũ trẻ rồi thì thầm điều gì với người kia và cả năm người phá lên cười khanh khách.” có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9: Tìm trong đoạn trích các yếu tố thể hiện tính viễn tưởng của câu chuyện. Qua đó cho em biết được điều gì về tác giả? Câu 10: Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn nêu những thông điệp cuộc sống mà em rút ra được. II. Viết (4,0 điểm) Lịch sử dân tộc Việt Nam ta là lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Trên hành trình ấy có bao tấm gương anh hùng. Em hãy viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu mến. Hết
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ GIỮA KÌ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 Đề 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 B 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 9 - Những người nhỏ xíu họ cũng đang nhìn lại đám người 1,0 bên kia sông. Một trong số họ chỉ về phía lũ trẻ rồi thì thầm điều gì với người kia và cả năm người phá lên cười khanh khách - Những người tí hon “Không cao hơn đầu gối mình!” “Không lớn hơn những con búp bê cỡ trung bình” - Thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự hiểu biết của tác giả 1,0 10 Có thể hướng tới các thông điệp sau: + Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều kì diệu 0,25 + Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng con người 0,25 + Những người nhỏ bé có thể sống hòa bình, làm việc 0,25 bình thường như chúng ta + Hãy chấp nhận những người “ tí hon”, chấp nhận những 0,25 điều kì lạ như một điều tất yếu của cuộc sống. II TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0
  7. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến 1 nhân 0,25 vật lịch sử Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bài văn kể lại một sự việc có thật liên 0,25 quan đến 1 nhân vật lịch; đúng thể loại, ngôi kể. Mở bài: Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân 0,5 vật đó Thân bài: 2,0 + Tái hiện được bối cảnh xảy ra sự việc. + Kể được diễn biến sự việc (gắn với nhân vật và những mốc thời gian, địa điểm cụ thể), đảm bảo các sự việc và chi tiết tiêu biểu; có đủ các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc. + Kết quả, ý nghĩa của sự việc Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật và sự việc đã kể 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, có sử dụng 0,25 biện pháp tu từ.
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được. Ích-chi-an nhặt được con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn đây, trên bờ biển này, Ích-chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó. [ ] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng. Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng. Ích-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, Ích-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. (Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018) *Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng ra giấy kiểm tra Câu 1: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2: Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính.
  9. C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống. D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Câu 3: Câu văn nào có chứa trạng ngữ? A. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. B. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. C. Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì! D. Chết, muộn quá rồi! Câu 4: Trong đoạn văn đầu của văn bản, Ích-chi-an có tâm trạng như thế nào khi cứu được những con vật? A. Sung sướng, phấn khởi B. Vui mừng, phấn khởi C. Vui mừng, hạnh phúc D. Sung sướng, hạnh phúc Câu 5: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Liệt kê Câu 6: Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? A. Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật [ ] B. Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ [ ] C. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy D. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. Câu 7: Xác định thể loại của văn bản: A. Nghị luận B. Khoa học viễn tưởng C. Cổ tích D. Truyền thuyết Câu 8: Biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn hai: A. Phép thế B. Phép lặp C. Phép nối D. Phép ẩn dụ Câu 9: Trình bày suy nghĩ của em về hành động của nhân vật Ích-chi-an: “Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được.” Câu 10. Hãy nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường? II. Viết (4,0 điểm) Lịch sử dân tộc Việt Nam ta là lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Trên hành trình gian lao ấy có bao tấm gương anh hùng đã để lại trong ta những yêu mến tự hào. Em hãy viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử tiêu biểu cho những người anh hùng mà em yêu mến. Hết
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ GIỮA KÌ II Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu văn bản 6,0 I 1 C 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 B 0,25 8 A 0,25 9 - HS nêu được suy nghĩ của bản thân + Tình yêu của Ích-an-chi với biển cả 1 + Tấm lòng tốt bụng của Ích-an-chi . 1 10 - Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn. 0,5 - Về nội dung: + Giải thích môi trường, bảo vệ môi trường 0,5 + Tại sao phải bảo vệ môi trường? 0,5 + Giải pháp bảo vệ môi trường 0,5 TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến 1 nhân 0,25 vật lịch sử Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan 0,25 II đến 1 nhân vật lịch; Đúng thể loại, ngôi kể. Mở bài: Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật 0,5 đó Thân bài: 2,0 + Tái hiện được bối cảnh xảy ra sự việc.
  11. + Kể được diễn biến sự việc (gắn với nhân vật và những mốc thời gian, địa điểm cụ thể), đảm bảo các sự việc và chi tiết tiêu biểu; có đủ các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc. 0,5 + Kết quả, ý nghĩa của sự việc Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật và sự việc đã kể d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, có sử dụng 0,25 biện pháp tu từ.
  12. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ 3. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ sau và trả lời câu hỏi: Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà. Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa. Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng. ( *Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng ra giấy kiểm tra Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản? A. Ngôi 1 B. Ngôi 2 C. Ngôi 3 D. Ngôi 1 và 3 Câu 2:Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau: “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.” A. Phó từ chỉ số lượng C. Phó từ chỉ mức độ B. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự D. Phó từ chỉ khả năng Câu 3:Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì? A. Giả vờ tỏ ra tử tế, nhân nghĩa
  13. B. Vẻ tốt bụng của mèo C. Rất giàu, của cải tiền bạc không biết chất vào đâu cho hết. D. Phải giáo dục con cái ngay từ lúc còn thơ ấu, kẻo đến khi hình thành thói quen thì không dạy bảo được nữa. Câu 4: Trong câu văn: “Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang.” Thành phần trạng ngữ chỉ thời gian là: A. Cả đàn lại xếp hàng B. Một buổi tối C. Để vào hang D. Qua chỗ mèo già Câu 5: Xác định thể loại của văn bản: A. Nghị luận B. Ngụ ngôn C. Cổ tích D. Truyền thuyết Câu 6: Từ “sám hối” trong câu văn “ có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật”: A. Thú nhận về tội lỗi đã gây ra C. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra B. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra D. Ăn năn về tội lỗi đã gây ra Câu 7:Sai lầm của loài chuột trong văn bản trên là gì? A. Chủ quan, vì thống nhất với nhau sẽ kệ mèo B. Chủ quan, vì tin vào lời thỉnh cầu của kẻ giả nhân, giả nghĩa. C. Chủ quan, nghĩ rằng chuột đầu đàn khôn nên không dễ mắc mưu của mèo. D. Chủ quan, nghĩ mèo không ăn chuột nữa, chỉ ăn các loại rau và các loại hạt. Câu 8: Trong các thành ngũ sau, thành ngữ nào có nghĩa là: Mưu kế gian xảo, xao trá, thâm hiểm? A. Mưu thầy chước thợ. B. Mưu sâu chước độc. C. Mưu gian kế quỷ. D. Mưu bá đồ vương. Câu 9: Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao? Câu 10: Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em trước sự việc đàn chuột bị mèo già nuốt chửng trong truyện Mèo ăn chay. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Lịch sử dân tộc Việt Nam ta là lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Trên hành trình gian lao ấy có bao tấm gương anh hùng đã để lại trong ta những yêu mến tự hào. Em hãy viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử tiêu biểu cho những người anh hùng mà em yêu mến. Hết
  14. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ GIỮA KÌ II Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: 20/3/2024 ĐỀ 3 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu văn bản 6,0 1 C 0,25 2 A 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 B 0,25 6 D 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 9 HS rút ra bài học phù hợp. - Bài học: Câu chuyện phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong 0.5 lòng thì mưu mô ác độc. - Bởi vậy, trong cuộc sống, những con người có lời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp, nhưng lời nói thật lòng khó nghe lại có thể không phải là xấu. 0.5 10 HS tóm tắt được câu truyện và nêu được bài học kinh nghiệm - Từ câu chuyện trên muốn răn dạy cho con người bài học đạo đức, không 0,5 nên tin tưởng vào lời nói của những người giả nhân, giả nghĩa, những người sống gian dối. - Khuyên con người nên sống ngay thẳng, sống thật. 0,5 TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến 1 nhân 0,25 vật lịch sử Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan 0,25 II đến 1 nhân vật lịch; Đúng thể loại, ngôi kể. Mở bài: Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật 0,5 đó Thân bài: 2,0 + Tái hiện được bối cảnh xảy ra sự việc.
  15. + Kể được diễn biến sự việc (gắn với nhân vật và những mốc thời gian, địa điểm cụ thể), đảm bảo các sự việc và chi tiết tiêu biểu; có đủ các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc. + Kết quả, ý nghĩa của sự việc Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật và sự việc đã kể 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, có sử dụng 0,25 biện pháp tu từ. BGH DUYỆT TTCM NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Trần Hương Nhi