Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:

MÈO ĂN CHAY

Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.

Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.

Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.

Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

(

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn B. Truyền thuyết

C. Tiểu thuyết D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh

docx 4 trang Thái Bảo 20/07/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_n.docx
  • docxĐặc tả đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024.docx
  • docxMa trận đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V702 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: MÈO ĂN CHAY Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà. Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa. Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao. Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng. Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng. ( Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Truyền thuyết C. Tiểu thuyết D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 3. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 4: Trong câu văn: “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.” có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
  2. Câu 5: Hành động “mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh mấy ngày liền” nhằm mục đích gì? A. Để sám hối tội lỗi B. Để giết thời gian C. Để đánh lừa bầy chuột D. Để rình con mồi Câu 6: Việc đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa cho thấy thái độ gì của đàn chuột? A. Lạc quan B. Tự tin C. Thiếu cảnh giác D. Kiêu ngạo Câu 7: Từ “sám hối” trong câu văn: “Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật.” được hiểu như thế nào? A. Thú nhận tội lỗi đã gây ra B. Ăn năn tội lỗi đã gây ra C. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra D. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra Câu 8: Hình ảnh mèo già khiến em liên tưởng đến những con người như thế nào trong xã hội? A. Những con người sống tốt đời đẹp đạo, một lòng luôn hướng thiện. B. Những con người luôn sống vì người khác, biết yêu thương, chia sẻ. C. Những con người sống giả dối, nói lời ngon ngọt nhưng tâm địa xấu xa. D. Những con người luôn tin tưởng tuyệt đối vào người khác. Câu 9 (2 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của thành ngữ trong văn bản trên. Câu 10 (2 điểm): Qua hành động của mèo già và hậu quả mà bầy chuột phải nhận, em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Trình bày khoảng 7 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ sự tán thành của mình về ý kiến trên. Chúc em làm bài tốt!
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: V702 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 C 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 C 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 * HS chỉ ra được: - Thành ngữ: giả nhân giả nghĩa 0,5 - Tác dụng: + Giúp câu văn trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều 0,5 liên tưởng + Phê phán những kẻ giả vờ tử tế, nhân nghĩa nhưng 1,0 thực chất lại xấu xa, độc ác 10 * HS có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Nhận thức: Không nên quá tin người, luôn đề cao cảnh 1,0 giác, sống thật thà, không nên mưu mô, giả tạo với mọi người - Hành động: Không lừa gạt lòng tin của người khác 1,0 (người thân, thầy cô, bạn bè, ), không sống gian dối, biết trung thực, ngay thẳng II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bày tỏ sự tán thành 0,25 với ý kiến: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay.” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu sau:
  4. - Xác định vấn đề cần nghị luận, bày tỏ thái độ tán thành 2,5 - Vì sao bày tỏ thái độ tán thành? - Những lí lẽ, bằng chứng đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng - Bàn luận mở rộng - Bài học nhận thức và hành động - Khẳng định lại vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,5 luận, có cách diễn đạt mới mẻ Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đặng Huyền My Ngô Thanh Hường