Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đặng Huyền My (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:

THẦY BÓI XEM VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền bảo người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Ðoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Ðâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

(Theo Trương Chính)

Câu 1: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng

C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi

docx 4 trang Thái Bảo 20/07/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đặng Huyền My (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_d.docx
  • docxĐặc tả đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024.docx
  • docxMa trận đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đặng Huyền My (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V701 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: THẦY BÓI XEM VOI Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền bảo người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Ðâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. (Theo Trương Chính) Câu 1: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 2: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi? A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không được sử dụng khi năm ông thầy bói miêu tả về các bộ phận của con voi? A. Cái đòn càn B. Cái chổi sể C. Cái cột nhà D. Cái cối đá Câu 4: Trong câu: “Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền bảo người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.” có bao nhiêu số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
  2. Câu 5: Vì sao năm ông thầy bói nói sai về con voi? A. Chỉ vì con voi quá to, không thể sờ hết B. Chỉ sờ bằng tay, không cần suy luận C. Chỉ tập trung tranh cãi, không nhường nhịn nhau D. Chỉ lấy cái bộ phận, đơn lẻ để suy ra cái tổng thể Câu 6: Trong truyện, năm ông thầy bói thể hiện thái độ như thế nào khi đánh giá về con voi ? A. Khinh bỉ, coi thường B. Cầu thị, ham học hỏi C. Chủ quan, sai lầm D. Nhường nhịn, chia sẻ Câu 7: Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì? A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích B. Phê phán thái độ khinh thường, không tôn trọng sự khác biệt C. Phê phán những nhận xét, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực. Câu 8: Qua việc “xem voi” của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì? A. Không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan B. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên tranh cãi nhau C. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên nghe người khác D. Cần tự tin, chỉ dựa vào ý kiến của mình để tìm hiểu sự vật, sự việc Câu 9 (2 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của thành ngữ trong văn bản trên. Câu 10 (2 điểm): Từ hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Trình bày khoảng 7 dòng) II. VIẾT (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.” Em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành với ý kiến trên. Chúc em làm bài tốt!
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: V701 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 A 0,25 3 D 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 A 0,25 9 HS chỉ ra được: - Thành ngữ: Thầy bói xem voi 0,5 - Tác dụng: + Giúp cho câu văn trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều 0,5 liên tưởng + Thành ngữ muốn phê phán những người có cái nhìn 1,0 chủ quan, phiến diện bảo thủ. Đó là những người không chịu xem xét kĩ lưỡng vấn đề mà vội vàng đưa ra kết luận sai lầm 10 HS có thể trình bày bài học bản thân rút ra được sau đọc đoạn văn, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: + Cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách 1,0 quan + Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác 0,5 + Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để 0,5 tránh những sai lầm II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bày tỏ sự tán thành với ý kiến: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của 0,25 chúng ta.” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
  4. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu sau: - Xác định vấn đề cần nghị luận, bày tỏ thái độ tán thành - Vì sao bày tỏ thái độ tán thành? - Những lí lẽ, bằng chứng đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng 2,5 - Bàn luận mở rộng - Bài học nhận thức và hành động - Khẳng định lại vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,5 luận, có cách diễn đạt mới mẻ Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG - GV RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đặng Huyền My