Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phúc Lợi (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc câu chuyện sau:

RÙA VÀ THỎ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

(Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)

A. Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất

Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết

B. Thần thoại

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ

pdf 14 trang Thái Bảo 29/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phúc Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phúc Lợi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 6: Bài học cuộc sống , bài 7: Thế giới viễn tưởng để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: đặc điểm và chức năng của thành ngữ, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, liên kết và mạch lạc, công dụng của dấu chấm lửng trong văn bản - Thực hành: viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng; viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. b. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao. - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân học sinh thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn. 1
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Tổng Mức độ nhận thức % Nội điểm Kĩ TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao năng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Truyện ngụ 1 3 0 5 1 0 2 0 60 hiểu ngôn. Kể lại sự việc có thật liên quan 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Thông Vận TT Kĩ năng dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Vận hiểu dụng kiến thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện ngụ Nhận biết: ngôn - Nhận biết được thể loại, 3 TN phương thức biểu đạt chính của văn bản, nhân 5TN 2TL vật, thái độ của nhân vật 1TL trong văn bản. - Xác định được các biện pháp tu từ trong văn bản. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. 2
  3. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Kể lại sự Nhận biết: Nhận biết được 1TL* 1TL* 1TL* việc có thật kiểu bài tự sự và nội dung liên quan tự sự. Thông hiểu: đến nhân vật - Hiểu được bố cục, cách hoặc sự kiện làm bài văn tự sự. 1TL* lịch sử. - Hiểu được nội dung tự sự. Vận dụng: Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Vận dụng cao: Bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. Tổng 3TN 5TN, 2TL 1 TL* 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 3
  4. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 01 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc câu chuyện sau: RÙA VÀ THỎ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à? - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ? Thỏ vểnh tai tự đắc: - Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó. (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten) A. Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? A. Bảo Rùa là chậm như sên. B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn . C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ. Câu 4. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. Câu 5. Vì sao Thỏ thua Rùa? A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.” 4
  5. A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Điệp ngữ Câu 7. Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì? A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang. B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo. C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ. D. Phê phán những người coi thường người khác. Câu 8. Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì? A. Thỏ đi học muộn. B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã. D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về. B. Tự luận Câu 1. Chỉ ra và xác định một phép liên kết trong những câu văn sau: “Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó”. Câu 2. Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”. Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện “Thỏ và Rùa”. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. 5
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – ĐỀ 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 A. Trắc nghiệm (2 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 D C A C B C B B B. Tự luận (4 điểm) 1 - Chỉ ra và xác định được một phép liên kết 1,0 2 Qua câu nói trên ta nhận thấy Thỏ là kẻ kiêu căng, ngạo mạn, chủ 1,0 quan, coi thường người khác. 3 - Hình thức: Viết được 5 – 7 câu văn có đủ 3 phần mở đoạn, thân 2,0 đoạn và kết đoạn - Nội dung: Nêu được bài học nhận thức và hành động của bản thân mình: +Chậm mà kiên trì sẽ chiến thắng nhanh mà chủ quan kiêu ngạo. + Chỉ cần chúng ta kiên trì chắc chắn thì sẽ thành công, VIẾ T 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại trong văn bản 0,25 là có thật và liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự. II - Giới thiệu sự việc có thật có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện 2.5 lịch sử. - Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc - Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật và sự kiện lịch sử. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng 0,5 Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 6
  7. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 6: Bài học cuộc sống , bài 7: Thế giới viễn tưởng để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: đặc điểm và chức năng của thành ngữ, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, liên kết và mạch lạc, công dụng của dấu chấm lửng trong văn bản. - Thực hành: viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng; viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. b. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao. - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân học sinh thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn. 7
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Nội Tổng Kĩ dung/đơn % TT Mức độ nhận thức năng vị kiến điểm thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - Truyện hiểu ngụ ngôn 3 0 5 1 0 2 0 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 trong đời sống. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% 8
  9. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung/ thức Chương/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu - Truyện Nhận biết: ngụ ngôn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình 5TN huống, cốt truyện, không gian, 3 TN 2TL 1TL thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được từ láy, số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ 9
  10. trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được kiểu nghị luận bài văn NL và nội dung nghị bàn về vấn luận. đề trong đời Thông hiểu: sống. - Hiểu được bố cục, cách làm bài 1TL* văn NL. - Hiểu được nội dung NL. Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết. Vận dụng cao: Có dẫn chứng đa dạng, toàn diện; lí lẽ rõ ràng, thuyết phục; lập luận chặt chẽ. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL* 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 10
  11. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 02 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc câu chuyện sau: CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) A. Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa B. Tìm cách để cứu lấy con lừa C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa D. Đến bên giếng và nhìn nó Câu 4: Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết”? A. 3 C. 1 B. 2 D. 4 11
  12. Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? A. Kêu gào thảm thiết B. Đứng im và chờ chết C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng D. Bình tĩnh tìm cách Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (1) Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó (2) Con lừa cố gắng xoay sở (3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng (4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó A. (1) (2) (3) (4) B. (1) (4) (2) (3) C. (3) (1) (4) (2) D. (3) (2) (4) (1) Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? A. Bình tĩnh, thông minh B. Nhút nhát, sợ chết C. Nóng vội, dũng cảm D. Chủ quan, kiêu ngạo Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống B. Sự đoàn kết của con người và loài vật C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật B. Tự luận Câu 1. Chỉ ra và xác định một phép liên kết trong những câu văn sau: “Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người”. Câu 2. Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. 12
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – ĐỀ 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 A. Trắc nghiệm (2 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 C A B C A B A C B. Tự Luận (4 điểm) 1 - Chỉ ra và xác định được một phép liên kết 1,0 2 HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. 1,0 HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân. 3 - Hình thức: Viết được 5 – 7 câu văn có đủ 3 phần mở đoạn, thân 2,0 đoạn và kết đoạn - Nội dung: Nêu được bài học nhận thức và hành động của bản thân mình: + Bình tĩnh, thông minh + Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Nghị luận về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận 2,5 Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. 2. Thân bài – Giải thích: Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. – Thực trạng: Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. -Tác dụng :Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. – Biện pháp: + Bản thân. + Gia đình. + Nhà trường và các tổ chức xã hội. 3. Kết bài - Khẳng định lại sự tán thành ý kiến. 13
  14. - Mở rộng, kết luận lại vấn đề. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e.Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực. 0,5 14