Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:
ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN
Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.
Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.
Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.
(Theo “Đàn kiến đền ơn”, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, 1999).
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn |
C. Truyện đồng thoại D. Truyện cổ tích |
Câu 2: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất, số ít B. Ngôi thứ nhất, số nhiều |
C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba |
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_p.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề vị kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện ngụ Nhận biết: ngôn - Nhận biết được thể loại, chủ đề, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể 6TN 2TN 1TL - Xác định được thành phần 1TL* 1TL* trạng ngữ trong câu, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. 2 Viết Nghị luận về Nhận biết một vấn đề Thông hiểu 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* trong đời sống Vận dụng
- Vận dụng cao: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận Tổng 6TN 2TN 1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 BAN GIÁM HIỆU TTCM NHÓM TRƯỞNG duyệt Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 701 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18/03/2023 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim. Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói. Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước. (Theo “Đàn kiến đền ơn”, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, 1999). Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện truyền thuyết C. Truyện đồng thoại B. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cổ tích Câu 2: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất, số ít C. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ nhất, số nhiều D. Ngôi thứ ba Câu 3: Trong đoạn văn thứ nhất, đàn kiến đã rơi vào hoàn cảnh nào? A. Gặp mèo rừng xám C. Gặp những mũi gai nhọn hoắt B. Sa vào vũng nước D. Gặp quạ to xác Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ mang ý nghĩa chỉ thời gian? A. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. B. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. C. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
- D. Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Câu 5: Cây sơn trà có đặc điểm gì mà chú chim lại chọn nó để xây tổ? A. Cành cây sơn trà tua tủa rất nhiều gai nhọn hoắt có thể làm vũ khí chống kẻ thù B. Cây sơn trà có quả rất ngon và chú chim này rất thích chúng C. Gần cây sơn trà có vườn rau xanh với nhiều chú sâu béo tốt D. Xung quanh cây sơn trà không có con mèo đáng ghét nào cả Câu 6: Sự việc nào sau đây không xuất hiện trong truyện? A. Một đàn kiến sa vào vũng nước B. Chú chim bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua C. Mèo, quạ to xác nên dễ dàng đến được gần tổ chim D. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy Câu 7: Giải thích nghĩa của từ “len lỏi” trong câu văn sau: “Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim”. A. Len lỏi là chậm rãi, từng bước một B. Len lỏi là tìm mọi cách chui vào C. Len lỏi là khéo léo qua những chật hẹp, khó khăn D. Len lỏi là len, lách một cách rất vất vả Câu 8: Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Lòng biết ơn C. Lòng dũng cảm B. Lòng nhân ái D. Lòng vị tha Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói. Câu 10: Hãy rút ra những bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. (Trình bày khoảng 5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 7 ĐỀ: 701 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 D 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 A 0,25 9 - Xác định được biện pháp tu từ + Nhân hóa: Mèo rừng “ hốt hoảng bỏ chạy”, “nhớ” 0,5 - Tác dụng: + Biện pháp tu từ làm tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng 0,5 tính hấp dẫn, giúp con mèo trở nên gần gũi với con người + Biện pháp tu từ giúp người đọc dễ hình dung trạng 0,5 thái sợ hãi, hoảng sợ của Mèo khi nhớ lại việc từng bị kiến đốt + Biện pháp tu từ thể hiện thái độ của tác giả dân gian 0,5 10 Nội dung: 2,0 - Hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện - Liên hệ + Nhận thức: biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoạn nạn, + Hành động: biết giúp đỡ người khác qua những hành động cụ thể, HS có nhiều cách diễn đạt nhưng phải hướng về chủ đề lòng biết ơn. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được 0,25 vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề đội mũ bảo 0,25 hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy
- c. Nghị luận về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia 2,5 giao thông bằng xe đạp điện và xe máy HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài 0,5 văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. e. Sáng tạo: Nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt sáng tạo, đảm bảo tính hoàn chỉnh văn bản BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Phạm Thị Hà