Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Phần I: Văn bản – Tiếng Việt (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước."

(Theo Ngữ văn 7 - tập II) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: Tìm một trạng ngữ có trong đoạn trích. Nêu tác dụng của trạng ngữ đó. Câu 3: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:

“Thế hệ đi trước nhắc nhở con cháu sau này giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc”.

Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích.

Câu 5: Có thể đảo vị trí của các động từ “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong đoạn văn trên hay không? Vì sao?

pdf 5 trang Thái Bảo 16/07/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức của học sinh về các đơn vị kiến thức văn bản, tiếng Việt và tập làm văn đã được học từ tuần 19 đến hết tuần 26. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh 2. Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng các kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài, học bài nghiêm túc, trung thực, có hiệu quả 4. Năng lực: tổng hợp, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, cảm thụ, tưởng tượng, phân tích II. MA TRẬN ĐỀ: TT Cấp độ tư duy Nhận Thông Vận Vận Tổng Chủ đề biết hiểu dụng dụng cao 1 Trình bày được về 1 tác giả, tác phẩm, 1.5 Văn phương thức biểu 3 bản đạt 4.0 Hiểu được nội dung 2 đoạn trích 2.5 2 Biện pháp tu từ, 1 1 2 Tiếng kiểu câu, từ vựng, 1.0 1.0 2.0 Việt 3 TLV Đoạn văn 1 1 4.0 4.0 Tổng số câu 2 2 2 6 Tổng số điểm 2.5 2.5 5 10.0 Tỉ lệ % 25% 25% 50% 100%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút Mã đề 701 Phần I: Văn bản – Tiếng Việt (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước." (Theo Ngữ văn 7 - tập II) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 2: Tìm một trạng ngữ có trong đoạn trích. Nêu tác dụng của trạng ngữ đó. Câu 3: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động: “Thế hệ đi trước nhắc nhở con cháu sau này giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc”. Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích. Câu 5: Có thể đảo vị trí của các động từ “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong đoạn văn trên hay không? Vì sao? Phần II: Tập làm văn (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đề 2: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cách sống giản dị”. Chúc các em làm bài tốt!
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút Phần I: Văn bản – Tiếng Việt (6 điểm) Mã đề 702 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” (Theo Ngữ văn 7 - tập II) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 2: Tìm một trạng ngữ có trong đoạn trích. Nêu tác dụng của trạng ngữ đó. Câu 3: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động: “Bác đã đặt cho các đồng chí thân cận những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.” Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích. Câu 5: Có thể đảo thứ tự các việc làm của Bác từ việc lớn đến nhỏ được không? Vì sao? Phần II: Tập làm văn (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đề 2: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cách sống giản dị”.
  4. Chúc các em làm bài tốt! UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút Phần I: Văn bản – Tiếng Việt (6 điểm) Mã đề 703 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Theo Ngữ Văn 7, tập II) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 2: Tìm một câu rút gọn có trong đoạn trích. Nêu tác dụng của câu rút gọn đó. Câu 3: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động: “Người ta đem trưng bày tinh thần yêu nước trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích. Câu 5: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Phần II: Tập làm văn (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đề 2: Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cách sống giản dị”.
  5. Chúc các em làm bài tốt!