Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phúc Lợi (Có đáp án)
Đọc văn bản sau:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
A. Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?
A. Lời của hạt lúa thứ nhất
B. Lời của hạt lúa thứ hai
C. Lời của người kể chuyện
D. Lời kể của hai cây lúa
Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?
A. Người nông dân
B. Cánh đồng
C. Hai cây lúa
D. Chất dinh dưỡng
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_tr.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phúc Lợi (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1: Bầu trời tuổi thơ (với các văn bản Bầy chim chìa vôi, Đi lấy mật), bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (với các văn bản Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp) để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: các biện pháp tu từ, nghĩa của từ, dùng cụm từ để mở rộng các thành phần câu. - Thực hành: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ. b. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao. - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân hs thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn.
- B. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % T Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dung/đơn vị cao điểm T năng kiến thức T TNK T TNK T TNKQ TL TNKQ L Q L Q L 1 Đọc hiểu Truyện ngắn 4 2* 4 2* 0 1 0 60 2 Viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ Tổng 20 10 20 10 0 30 0 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- C. BẢN ĐẶC TẢ MA TRẦN ĐỀ Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức T Kĩ dung/Đơn Mức độ đánh giá Vận T năng vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Nhận biết: 4TN 4TN 1TL hiểu - Nhận biết được đề tài, chi tiết 2TL* 2TL* tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được các biện pháp tu từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, bài học mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Truyện - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm ngắn xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của biện pháp tu từ; ý nghĩa của việc dùm cụm từ m.ở rộng thành phần câu Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một
- phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. 2. Viết Viết được đoạn văn ghi lại cảm 1* 1* 1* 1 TL* xúc về bài thơ bốn chữ. Nhận diện và phân tích được các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ để từ đó khám phá những giá trị nội dung của bài thơ. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung % 60 40 D. ĐỀ KIỂM TRA
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 01 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy, Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) A. Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai? A. Lời của hạt lúa thứ nhất B. Lời của hạt lúa thứ hai C. Lời của người kể chuyện D. Lời kể của hai cây lúa Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào? A. Người nông dân B. Cánh đồng C. Hai cây lúa D. Chất dinh dưỡng Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”? A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ. B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa
- D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng. Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. A. Thời gian trôi qua B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng D. bị héo khô nơi góc nhà Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào? A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ C. Từ láy bộ phận D. Từ láy toàn bộ Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì? A. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình. C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác. D. Sự thiếu kiên nhẫn khi làm một việc nào đó. B. Tự luận Câu 1. Vị ngữ trong câu sau là một cụm từ “Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó.”. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn. Câu 2. Văn bản được viết theo ngôi kể nào? Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó. Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ “Câu chuyện về hai hạt lúa”. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau : MẸ Lưng mẹ còng rồi Ngày con còn bé Ngẩng hỏi giời vậy Cau thì vẫn thẳng Cau mẹ bổ tư -Sao mẹ ta già? Cau-ngọn xanh rờn Giờ cau bổ tám Không một lời đáp Mẹ-đầu bạc trắng Mẹ còn ngại to! Mây bay về xa. Cau ngày càng cao Một miếng cau khô (Đỗ Trung Lai, Đêm sông Mẹ ngày một thấp Khô gầy như mẹ Cầu, NXB Quân đội nhân Cau gần với giời Con nâng trên tay dân, 2003) Mẹ thì gần đất! Không cầm được lệ
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – ĐỀ 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 A. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 A C C B A C B A B. Tự luận (4 điểm) 1 - Biết cách rút gọn được vị ngữ 1,0 - Nêu ra được sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn 2 - Xác định được ngôi kể thứ ba 1,0 - Nêu được tác dụng của ngôi kể thứ ba: Làm câu chuyện trở nên khách quan, sinh động, hấp dẫn. 3 - Hình thức: Viết được 5 – 7 câu văn có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn 2,0 và kết đoạn - Nội dung: Nêu được bài học nhận thức và hành động của bản thân mình: Có ước mơ, dám đương đầu với thử thách, vượt lên chính mình, làm những điều có ích cho xã hội, II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm 0,25 Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Ghi lại cảm xúc về bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần cảm nhận văn bản từ nghệ thuật tới nội dung, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung 2.5 về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về bài thơ; bố cục 0,5 mạch lạc, lời văn thuyết phục.
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 02 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai? A. Lời của người học trò B. Lời của người kể chuyện C. Lời của hòn đá
- D. Lời của người thầy Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào? A. Hòn đá B. Người học trò C. Người thầy D. Chủ tiệm đồ cổ Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán? A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá. B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán. C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài. Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. A. Ngồi cả ngày B. một người bán rong C. thương tình D. thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng Câu 6. Những từ nào sau đây là từ láy? A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí B. Than thở, xem xét, háo hức C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận D. Xấu xí, than thở, háo hức Câu 7. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên là gì? A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò. B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống. C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống. D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá. Câu 8. Từ câu chuyện về giá trị của hòn đá, tác giả muốn phê phán điều gì? A. Sự nhìn nhận phiến diện, không nhận ra giá trị mầu nhiệm của cuộc sống B. Sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình. C. Sự vô cảm, không quan tâm đến người khác. D. Sự mất bình tĩnh khi làm một việc nào đó. B. Tự luận
- Câu 1. Vị ngữ trong câu sau là một cụm từ “Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng.”. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn. Câu 2. Văn bản được viết theo ngôi kể nào? Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó. Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện “Giá trị của hòn đá”. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau : MẸ Lưng mẹ còng rồi Ngày con còn bé Ngẩng hỏi giời vậy Cau thì vẫn thẳng Cau mẹ bổ tư -Sao mẹ ta già? Cau-ngọn xanh rờn Giờ cau bổ tám Không một lời đáp Mẹ-đầu bạc trắng Mẹ còn ngại to! Mây bay về xa. Cau ngày càng cao Một miếng cau khô (Đỗ Trung Lai, Đêm sông Mẹ ngày một thấp Khô gầy như mẹ Cầu, NXB Quân đội nhân Cau gần với giời Con nâng trên tay dân, 2003) Mẹ thì gần đất! Không cầm được lệ
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – ĐỀ 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 A. Trắc nghiệm (2 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 C B A C A D B A B. Tự luận (4 điểm) 1 - Biết cách rút gọn được vị ngữ 1,0 - Nêu ra được sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn 2 - Xác định được ngôi kể thứ ba 1,0 - Nêu được tác dụng của ngôi kể thứ ba: Làm câu chuyện trở nên khách quan, sinh động, hấp dẫn. 3 - Hình thức: Viết được 5 – 7 câu văn có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn 2,0 và kết đoạn - Nội dung: Nêu được bài học nhận thức và hành động của bản thân mình: Nhìn nhận cuộc sống đa chiều, nhận ra được những giá trị của cuộc sống để từ đó sống tốt hơn, sống có ích hơn cho xã hội, II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm 0,25 Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Ghi lại cảm xúc về bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần cảm nhận văn bản từ nghệ thuật tới nội dung, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung 2.5 về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về bài thơ; bố cục 0,5 mạch lạc, lời văn thuyết phục.