Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO

(1) Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

(2) Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.

(3) Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

(4) Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…

(5) Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

(Đặng Hiển; SGK Tiếng Việt 3, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tự do

Câu 2. Phương thức biểu đạt CHÍNH của bài thơ là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

docx 6 trang Thái Bảo 20/07/2024 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_ph.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)

  1. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung/ thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu - Thơ (thơ Nhận biết: bốn chữ, - Nhận biết được từ ngữ, năm chữ) vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. 5 TN 3TN 1TL - Xác định được số từ, phó 1TL* 1 TL* từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.
  2. 2 Viết Viết đoạn Nhận biết: văn ghi lại Thông hiểu: cảm xúc Vận dụng: sau khi Vận dụng cao: đọc bài Viết đoạn văn ghi lại cảm thơ bốn xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ/năm chữ/năm chữ: đánh giá 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* chữ được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Tổng 5TN 3TN 1 TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 22,5 37,5 35 5 Tỉ lệ chung 60 40 BAN GIÁM HIỆU TTCM NHÓM TRƯỞNG duyệt Khúc.T. Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan
  3. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 702 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 1/11/2022 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO (1) Mấy ngày mẹ về quê (4) Nhưng chị vẫn hái lá Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ (2) Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong (5) Thế rồi cơn bão qua Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới (3) Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà. Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. (Đặng Hiển; SGK Tiếng Việt 3, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2. Phương thức biểu đạt CHÍNH của bài thơ là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3. Từ nào sau đây KHÔNG PHẢI là số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Chiếc Câu 4. Đâu là cách ngắt nhịp đúng của bài thơ? A. 2/2/1 kết hợp 1/4 C. 1/4 kết hợp 4/1 B. 2/3 kết hợp 3/2 D. 2/3 kết hợp 4/1
  4. Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? A. Mấy ngày mẹ về quê B. Thế rồi cơn bão qua C. Bầu trời xanh trở lại D. Con đường mẹ đi về Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì? A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ? A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình Câu 8. Vì sao ở khổ thơ thứ ba, khi miêu tả cảnh ba bố con nằm chung một chiếc giường, tác giả lại viết “Nằm ấm mà thao thức”? A. Vì ba bố con lo trời bão B. Vì trời mưa gió rét mướt C. Vì ba bố con đều nhớ mẹ D. Vì trẻ con thường khó ngủ Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” Câu 10. Khi mẹ vắng nhà, ba bố con đã làm những công việc gì để thay mẹ chăm sóc gia đình? Từ nội dung ý nghĩa của bài thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Viết khoảng 7 câu). II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 dòng nêu cảm nhận của em về bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà thơ Đặng Hiển. Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 702 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 A 0,25 3 C 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 * Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ về như nắng mới” 0,5 * Tác dụng: - Làm cho câu thơ thêm sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm 0,5 - Nhấn mạnh vai trò của người mẹ đối với mỗi gia đình 0,5 Thể hiện sự trân trọng, biết ơn với mẹ và nghệ thuật sử dụng 0,5 từ ngữ giản dị, trong sáng của tác giả 10 HS có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Những việc ba bố con đã làm để thay mẹ chăm sóc gia đình 0,5 - Bài học, ý nghĩa: 1,5 + Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải sống có trách nhiệm, trân trọng tình cảm gia đình, yêu thương, biết ơn mẹ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận của em về bài thơ 0,25 “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà thơ Đặng Hiển c. Nêu cảm nhận HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu
  6. cầu sau: - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ 2.5 - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo. BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Khúc T. Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Phạm Thị Hà