Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Đề 5 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Tiến (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Người ăn xin

         Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

        Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

        Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: 

       - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

      Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

       - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc. 

       Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

                                                                                           (Theo Tuốc-ghê-nhép

 

Câu 1: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (NB)

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.

Câu 2: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?  (TH)

          A. Cậu đã cho ông thời gian và nói chuyện cùng ông lão.

          B. Cậu cho ông nụ cười và cái nắm tay thật chặt.

          C. Cậu cho ông tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng của mình.

          D. Cậu cho ông niềm vui, hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão.

docx 10 trang Thái Bảo 26/07/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Đề 5 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Tiến (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_2_ngu_van_lop_7_de_5_nam_hoc_2022_2023_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Đề 5 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Tiến (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. Đề 5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 (THỜI GIAN: 90 PHÚT) I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Tổn g Mức độ nhận thức Nội % Kĩ T dung/đơ điểm năn T n vị kiến Vận dụng g Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L Đọc 1 Văn bản 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu Kể lại sự việc có thật liên Viết quan đến 2 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100
  2. Tỉ lệ (%) 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60% 40% II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Vận TT Kĩ năng dung/Đơn Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng vị kiến thức biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt chính, nội dung. - Nhận biết được ngôi kể, nhân vật, người kể chuyện. - Nhận biết được từ láy, từ Văn bản: ghép, các biện pháp tu 1 Đọc hiểu Người ăn từ, xin Thông hiểu: 5TN - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật 3TN được thể hiện qua ngôn ngữ 2TL văn bản. - Rút ra được chủ đề, cảm xúc chủ đạo mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
  3. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Giải thích nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; hiểu nghĩa của câu văn Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. Nhận biết: Viết bài - Kiểu bài: tự sự, kể về sự văn kể lại việc có thật liên quan đến sự sự việc có kiện, nhân vật lịch sử. 1* 1* 1* 1TL* thật liên - Đảm bảo cấu trúc của bài quan đến văn.(Mb, Tb, Kb). nhân vật 2 Viết - Xác định đúng nhân vật, sự hoặc sự kiện, sự việc, ngôi kể, người kiện lịch sử kể chuyện. mà em có Thông hiểu: dịp tìm - HS xác định các nội dung hiểu. cần có trong bài văn. Vận dụng:
  4. + Biết lựa chọn nhân vật, sự việc, sự kiện tiêu biểu để viết. + Trình bày sự việc hợp lí, hiệu quả. + Vận dụng các thao tác khi kể chuyện. + Vận dụng các phương thức biểu đạt linh hoạt: tự sự, biểu cảm. Vận dụng cao: + Sáng tạo, linh hoạt trong kể chuyện. + Văn viết có giọng điệu riêng. + Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, dễ hiểu, tính hoàn chỉnh của văn bản. Tổng số 3TN 5 TN 2TL 1*TL 1* TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60% 40% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. III. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
  5. TRƯỜNG: THCS XUÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Người ăn xin Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. (Theo Tuốc-ghê-nhép)
  6. Câu 1: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (NB) A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? (TH) A. Cậu đã cho ông thời gian và nói chuyện cùng ông lão. B. Cậu cho ông nụ cười và cái nắm tay thật chặt. C. Cậu cho ông tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng của mình. D. Cậu cho ông niềm vui, hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão. Câu 3: Đoạn văn: “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” thể hiện tình cảm gì của cậu bé? (TH) A. Tình yêu thương, sự xót xa trước hoàn cảnh nghèo khổ của ông lão. B. Sự coi thường, chê bai, xa lánh vì ông vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu. C. Sự thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão . D. Tình cảm quí trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục. Câu 4: Qua câu văn: “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.”, theo em cậu bé đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?TH) A. Cậu nhận từ ông lão lời cảm ơn chân thành vì đã cố tìm cái gì đó để cho ông. B. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt . C. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt thể hiện tình cảm yêu thương, sự đồng cảm, trân trọng, sẻ chia chân thành.
  7. D. Cậu nhận từ ông những giọt nước mắt đau khổ. Câu 5: Văn bản đươc kể theo ngôi thứ mấy ? (NB) A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ 2. C. Ngôi thứ 3. Câu 6: Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán-Việt ? (TH) A. Hành khất. B. Thiên nhiên. C. Trang trại. D. Người ăn xin. Câu 7: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? (NB) A. Chằm chằm. B. Giàn giụa. C. Đôi môi. D. Lẩy bẩy. Câu 8: Qua văn bản, em thấy cậu bé có những phẩm chất nào đáng quí? (TH) A. Yêu truyền thống quý báu của dân tộc. B. Trung thực, thật thà, giàu tình thương yêu, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người, nhất là người khó khăn hơn mình C. Yêu những người thân trong gia đình và những người xung quanh. D. Trung thực, thật thà, biết giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình Câu 9: Theo em qua nhân vật cậu bé, nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì? (VD) Câu 10: Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào cho bản thân ?(VD) II. VIẾT: (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
  8. Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 Phần 7 C 0,5 I 8 B 0,5 9 HS xác định được điều nhà văn nhắn nhủ là: 1,0 + Sống phải biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, nhân ái với mọi người. + Có ý thức giúp đỡ người khác, cả về vật chất lẫn tinh thần Lưu ý: Học sinh nêu được 1 ý cho 0,5. HS có nhiều cách diễn đạt nhưng phải hướng về chủ đề yêu thương, chia sẻ. 10 HS nêu được bài học cho bản thân theo cách riêng. Có thể hướng tới 1,0 các bài học sau: + Dành quan tâm, yêu thương cho mọi người, trước hết là những người thân yêu của mình như ông bà, cha mẹ, bạn bè, .
  9. + Biết giúp đỡ bạn bè, người thân, tham gia các cuộc vận động ủng hộ do nhà trường tổ chức + Chung tay xây dựng khối đoàn kết trong lớp, trường, nhóm của mình Lưu ý: Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5 2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa. VIẾT 4,0 Nhận a. - Xác định được kiểu bài 0,25 biết - Xây dựng bố cục, sự việc, nhân vật chính. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc có thật liên quan đến 0,25 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c.- Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử Phần Thông - Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa 0,5 hiểu nhân vật với sự việc/ sự kiện lịch sử. II - Kết hợp kể chuyện với miêu tả. + Tập trung vào sự kiện chính. + Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
  10. - Trình bày được những tác động của nhân vật lịch sử đối với đất nước 2,5 thời kì đó. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp Vận dụng - Biết lựa chọn sự việc, chi tiết, sắp xếp diễn biến câu chuyện liên quan đến nhân vật lịch sử mạch lạc, logic Vận d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày 0,25 dụng sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. cao e. Sáng tạo: - Sáng tạo trong cách kể chuyện: vận dụng các biện pháp 0, 25 tu từ, kết hợp các phương thức biểu đạt - Biết lựa chọn nhân vật có ý nghĩa, mang lại bài học giá trị, sâu sắc.