Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Câu 1: Truyện Chiếc bình nứt được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể

Câu 2: Truyện Chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai?

A. Lời của cái bình nứt

B. Lời của cái bình lành

C. Lời của người gánh nước

D. Lời của người dẫn chuyện

Câu 3: Xác định thành phần được mở rộng trong câu “Suốt hai năm trời dài đằng đẵng ấy, anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó.’’

A. Trạng ngữ,chủ ngữ B. Chủ ngữ, vị ngữ

C. Vị ngữ D. Trạng ngữ và vị ngữ

Câu 4:Việc mở rộng thành phần trạng ngữ và vị ngữ trong câu : « Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. » có tác dụng :

A.Giúp cho câu có lượng thông tin cụ thể, rõ ràng hơn.

B. Giúp cho câu có cấu trúc đầy đủ hơn.

C. Giúp cho câu giảm bớt lượng thông tin.

D. Giúp cho câu giảm đi cấu trúc câu.

Câu 5: Chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy chiếc bình nứt tỏ ra rất khiêm tốn ?

A. Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường.

B. Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi.

C. Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút.

D. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước.

docx 9 trang Thái Bảo 29/07/2024 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 - Năm học: 2023– 2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CHIẾC BÌNH NỨT “Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong hai cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả. Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa. Suốt hai năm trời dài đằng đẵng ấy, anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó. Mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi". Người gùi nước nói với cái bình nứt: "Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước. Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi. Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình". (Nguồn Internet. Lựa chọn đáp án đúng nhất : Câu 1: Truyện Chiếc bình nứt được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể Câu 2: Truyện Chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của cái bình nứt B. Lời của cái bình lành C. Lời của người gánh nước D. Lời của người dẫn chuyện Câu 3: Xác định thành phần được mở rộng trong câu “Suốt hai năm trời dài đằng đẵng ấy, anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó.’’ A. Trạng ngữ,chủ ngữ B. Chủ ngữ, vị ngữ C. Vị ngữ D. Trạng ngữ và vị ngữ Câu 4:Việc mở rộng thành phần trạng ngữ và vị ngữ trong câu : « Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. » có tác dụng :
  2. A.Giúp cho câu có lượng thông tin cụ thể, rõ ràng hơn. B. Giúp cho câu có cấu trúc đầy đủ hơn. C. Giúp cho câu giảm bớt lượng thông tin. D. Giúp cho câu giảm đi cấu trúc câu. Câu 5: Chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy chiếc bình nứt tỏ ra rất khiêm tốn ? A. Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường. B. Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi. C. Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. D. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước. Câu 6: Chiếc bình nứt đã trở nên thế nào khi nhìn những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà ? A. Điều này khuyến khích được nó đôi chút. B. Điều này khiến nó buồn đôi chút. C. Điều này khuyến khích được nó rất nhiều. D. Điều này khiến nó cảm thất rất tệ. Câu 7: Trong câu chuyện trên, chi tiết “vết nứt trên chiếc bình” có ý nghĩa gì? A. Những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người. B. Sự cẩu thả, không nghiêm túc trong công việc. C. Những điều xấu xa, không tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những điều sai trái, thiếu xót trong cuộc sống. Câu 8: Khi thấy nước vẫn tiếp tục chảy ra, chiếc bình nứt đã làm gì ? A, Xin lỗi người hàng nước B.Xin lỗi người gùi nước C.Xin lỗi người bán nước D.Xin lỗi người bán hàng Trả lời câu hỏi : Câu 9 (1.0 điểm) Em có đồng tình với cách cư xử của người nông dân với chiếc bình nứt không? Vì sao? Câu 10 (1.0 điểm) Từ cách cư xử của người nông dân với chiếc bình nứt, em rút ra những bài học nào cho bản thân? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau : Anh Bộ Đội Cụ Hồ “Anh bộ đội Cụ Hồ Tên sao mà thân thiết, Với nhau như ruột thịt, Chẳng phân biệt cán-binh. Anh Bộ đội Cụ Hồ Vào trận chẳng chần chừ, Sẵn lòng đi diệt giặc, Dù “thần chết” đang chờ.
  3. Anh Bộ đội Cụ Hồ Tên gọi sao mà đẹp, Được người dân mến yêu, Quân-Dân như cá-nước. Anh Bộ đội Cụ Hồ Sao mà yêu đến thế!” Đỗ Thị Ngọc Linh Hết
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 D 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5 6 A 0.5 7 A 0.5 8 B 0.5 Gợi ý: Em đồng tình với cách ứng xử của người nông dân. - Vì: Cách cư xử của ông đã thể hiện tấm lòng của con người bao dung; biết trân trọng đồ vật của mình; biết tận dụng điểm yếu của đồ vật để sáng tạo làm những việc có ích cho đời. Hướng dẫn chấm: 9 -Học sinh trả lời như gợi ý trên hoặc diễn đạt theo nhiều 1.0 cách miễn là theo hướng tích cực và thuyết phục. - Học sinh trả lời theo hướng tích cực nhưng diễn đạt chưa 0.75- rõ. 0,25 - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời 0.0 -Gợi ý: + Trong cuộc sống , mình nên biết sống bao dung, vị tha +Biết quý trọng đồ vật của mình. +Nên biết sáng tạo trong công việc, học tập. Hướng dẫn chấm: 10 -Học sinh trả lời như gợi ý trên hoặc diễn đạt theo nhiều 1,0 cách miễn là theo hướng tích cực và thuyết phục. 0.75- - Học sinh trả lời theo hướng tích cực nhưng diễn đạt chưa 0,25 rõ. 0.0 - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời VIẾT 4.0 II a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm 0.25
  5. - Mở đoạn : giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn : nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: khái quát cảm xúc về bài thơ b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ “Anh 0.25 Bộ Đội Cụ Hồ”- Đỗ Thị Ngọc Linh. c. Triển khai nội dung (bộc lộ cảm xúc ) - HS có thể bộc lộ cảm xúc của bản thân sau khi đọc một bài nhưng cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: * Giới thiệu được tên bài thơ và tác giả; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. * Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, phương thức biểu đạt, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. + Sự việc/ chi tiết/ hình ảnh/ từ ngữ đặc sắc, 3.0 + Tình cảm, cảm xúc sâu sắc/ thông điệp, bài học/ ý nghĩa, + Cảm nhận về nghệ thuật, phương thức biểu đạt của bài thơ. + Bài thơ được viết theo thể thơ gì, vầng, nhịp như thế nào? + Bài thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào, . * Khái quả cảm xúc của bản thân về bài thơ, d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: -Bộc lộ cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí. 0.25 - Dùng lời văn diễn cảm, giàu cảm xúc và hình ảnh, giàu trí tưởng tượng. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 - Năm học: 2023– 2024 Thời gian : 90 phút ĐỀ 2 I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:
  6. - Kiểm tra đánh giá năng lực đạt chuẩn Yêu cầu cần đạt trong chương trình Ngữ văn HK I từ tuần 1 đến tuần 8 (theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn) - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng được học để trả lời câu hỏi đọc hiểu. - Viết đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cụ thể: + Đọc hiểu một văn bản truyện ngắn (Ngữ liệu ngoài sgk) - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ * Từ đó góp phần giúp học sinh hình thành những năng lực sau: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tiếp nhận văn bản thông qua đọc đoạn trích (đọc hiểu, cảm thụ văn học) + Năn lực tạo lập văn bản (viết, trình bày văn bản) II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm+Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
  7. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cao TT Kĩ năng Nội dung % đơn vị kiến TNK TNK TNK TNK điểm TL TL TL TL thức Q Q Q Q Đọc Truyện 1 6 0 2 1 0 1 0 60% hiểu ngắn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi 2 Viết đọc một 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40% bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Tổng 3.0 0.5 1.0 4.0 0 1.25 0 0.25 10.0 Tỉ lệ % 35% 50% 12.5% 2.5% % Tỉ lệ chung 60% 40%
  8. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ dung/Đơ TT Mức độ đánh giá năng n vị kiến Nhận Thông Vận Vận dụng thức biết hiểu Dụng cao * Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật trong văn bản. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết được được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời Đọc Truyện 2TN 1 của người kể chuyện ; 6TN 1TL 1TL hiểu ngắn qua ý nghĩ của các nhân 1TL vật khác trong truyện. - Nhận biết được việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Nhận biết câu mở rộng ở thành phần chính và trạng ngữ. Thông hiểu: - Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. - Nêu ấn tượng chung về văn bản.
  9. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính, tp trạng ngữ. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề của tác giả ; nêu được lí do. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. Viết đoạn văn ghi *Nhận biết: *Thông hiểu: lại cảm *Vận dụng: xúc sau * Vận dụng cao: 2. Viết khi đọc Viết đoạn văn ghi lại cảm 1* 1* 1* 1 TL* bài thơ xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ bốn chữ hoặc năm chữ hoặc năm chữ. * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.