Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Lương Ngọc Khánh (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THẦY BÓI XEM VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền bảo người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!

Thầy sờ tai bảo:

- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!

Thầy sờ chân cãi lại:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

(Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)

Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.

B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng.

C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.

D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.

Câu 2: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai?

A. Lời của con voi.

B. Lời của ông thầy bói.

C. Lời của người kể chuyện.

D. Lời của người quản voi.

docx 12 trang Thái Bảo 02/07/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Lương Ngọc Khánh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Lương Ngọc Khánh (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2023 -2024 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % điểm TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu ngụ ngôn 3 0 5 1 0 1 0 60 2 Viết bài văn nghị luận về Viết một vấn đề trong 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đời sống Tổng 10 10 15 25 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT NĂM HỌC 2023 -2024 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn Thông Vận T Mức độ đánh giá Nhận Vận Chủ đề vị kiến hiểu dụng biết dụng thức cao Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu của văn bản. 5TN, 3TN 1TL - Nhận biết được sự việc, 1TL hành động trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được phương tiện liên kết trong ngữ Truyện ngụ liệu, BPTT nói quá. 1 Đọc hiểu ngôn Thông hiểu: - Phân tích tác dụng của các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Tác dụng dấu chấm ba chấm, thành ngữ, nghĩa của từ. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Nhận biết: Nhận biết 1TL* được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về
  3. Nghị luận nội dung, về hình thức 2 Viết về một vấn (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục đề trong văn bản ) đời sống. Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục, thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Tổng 3TN 5TN, 1TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: THẦY BÓI XEM VOI Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền bảo người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa! Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ! Thầy sờ tai bảo: - Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi! Thầy sờ chân cãi lại: - Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà! Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. (Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu. Câu 1: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi? A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi. B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng. C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng. D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi. Câu 2: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai? A. Lời của con voi. B. Lời của ông thầy bói. C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của người quản voi. Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu số từ? “Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.” A. Một
  5. B. Hai C. Ba D. Bốn `Câu 4: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào? A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt, phiến diện, không cụ thể B. Không xem xét voi bằng mắt mà xem bằng tay. C. Không xem xét toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét. D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi. Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới việc tranh cãi của năm ông thầy bói? A. Do các thầy không có chung ý kiến. B. Do không hiểu biết, xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan về sự vật. C. Do năm ông thầy bói đều cho rằng mình đúng. D. Do các thầy không nhìn thấy. Câu 6: Ý nào nói đúng về ý nghĩa của thành ngữ “Thầy bói xem voi”? A. Nói về cách đánh giá loài vật thông qua hình thức bề ngoài. B. Nói về những người bị mù làm nghề xem bói. C. Nói về cách xem xét sự vật, sự việc phiến diện. D. Nói về sự thiếu hiểu biết, môi trường sống hạn hẹp. Câu 7: Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì? A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác. B. Phê phán thái độ khinh thường người khác. C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện. D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực. Câu 8: Nhận xét nào đúng với truyện “Thầy bói xem voi”? A.“Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần học tập chăm chỉ để mở rộng hiểu biết. B.“Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan. C.“Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. D.“Thầy bói xem voi” khuyên ta phải biết bảo vệ ý kiến của bản thân trong mọi hoàn cảnh. Câu 9: Em có nhận xét gì về hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói? Câu 10: Em rút ra bài học gì cho bản thân mình sau khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KT GIỮA HKII TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 Khuyến khích học sinh trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau, cần 2,0 9 thể hiện được suy nghĩ cá nhân và lí giải hợp lý. - Hành động đó là sai. - Lí giải được vì sao hành động đó sai. Bài học tâm đắc sau khi đọc văn bản: 2,0 + Để đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần có những quan sát 10 toàn diện, đánh giá trên cơ sở tổng thể, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá cái toàn thể. + Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm. Đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tránh những kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan. + Cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác; vừa lắng nghe, vừa học hỏi kết hợp với những hiểu biết của bản thân thì những lợi nhận định, đánh giá cũng sẽ chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất. Khi biết lắng nghe ý kiến của người khác, không chỉ tiếp thu được những điều bổ ích mà chúng ta còn duy trì được những mối quan hệ hoàn hảo, tốt đẹp. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề trong đời sống c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 3,0 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc 0,25 sống. 2. Giải thích, nêu ý nghĩa của câu tục ngữ: - Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng 0,5
  7. trưng cho những gì tốt đẹp nhất. - Muốn có được quả ngọt thì phải có kẻ trồng cây, người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra. => Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước. 3. Bàn luận: 1,25 a. Biểu hiện: - Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng. - Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời. - Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình (HS tìm dẫn chứng) b.Ý nghĩa của lòng biết ơn: - Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng. - Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối. c. Bàn luận mở rộng: Phê phán những người sống vô ơn, thờ ơ d. Bài học nhận thức và hành động, khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ, liên hệ bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng 0,25 để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Giáo viên ra đề TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Ngọc Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ 4 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: THẦY BÓI XEM VOI Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền bảo người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa! Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ! Thầy sờ tai bảo: - Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi! Thầy sờ chân cãi lại: - Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà! Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. (Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu. Câu 1: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi? A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi. B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng. C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng. D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi. Câu 2: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai? A. Lời của con voi. B. Lời của ông thầy bói. C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của người quản voi. Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu số từ? “Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.”
  9. A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn `Câu 4: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào? A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt, phiến diện, không cụ thể B. Không xem xét voi bằng mắt mà xem bằng tay. C. Không xem xét toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét. D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi. Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới việc tranh cãi của năm ông thầy bói? A. Do các thầy không có chung ý kiến. B. Do không hiểu biết, xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan về sự vật. C. Do năm ông thầy bói đều cho rằng mình đúng. D. Do các thầy không nhìn thấy. Câu 6: Ý nào nói đúng về ý nghĩa của thành ngữ “Thầy bói xem voi”? A. Nói về cách đánh giá loài vật thông qua hình thức bề ngoài. B. Nói về những người bị mù làm nghề xem bói. C. Nói về cách xem xét sự vật, sự việc phiến diện. D. Nói về sự thiếu hiểu biết, môi trường sống hạn hẹp. Câu 7: Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì? A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác. B. Phê phán thái độ khinh thường người khác. C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện. D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực. Câu 8: Nhận xét nào đúng với truyện “Thầy bói xem voi”? A.“Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần học tập chăm chỉ để mở rộng hiểu biết. B.“Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan. C.“Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. D.“Thầy bói xem voi” khuyên ta phải biết bảo vệ ý kiến của bản thân trong mọi hoàn cảnh. Câu 9: Em có nhận xét gì về hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói? Câu 10: Em rút ra bài học gì cho bản thân mình sau khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KT GIỮA HKII TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ 4 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 Khuyến khích học sinh trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau, cần 2,0 9 thể hiện được suy nghĩ cá nhân và lí giải hợp lý. - Hành động đó là sai. - Lí giải được vì sao hành động đó sai. Bài học tâm đắc sau khi đọc văn bản: 2,0 + Để đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần có những quan sát 10 toàn diện, đánh giá trên cơ sở tổng thể, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá cái toàn thể. + Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm. Đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tránh những kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan. + Cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác; vừa lắng nghe, vừa học hỏi kết hợp với những hiểu biết của bản thân thì những lợi nhận định, đánh giá cũng sẽ chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất. Khi biết lắng nghe ý kiến của người khác, không chỉ tiếp thu được những điều bổ ích mà chúng ta còn duy trì được những mối quan hệ hoàn hảo, tốt đẹp. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề trong đời sống c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 3,0 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc 0,25 sống. 2. Giải thích, nêu ý nghĩa của câu tục ngữ: - Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng 0,5
  11. trưng cho những gì tốt đẹp nhất. - Muốn có được quả ngọt thì phải có kẻ trồng cây, người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra. => Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước. 3. Bàn luận: 1,25 a. Biểu hiện: - Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng. - Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời. - Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình (HS tìm dẫn chứng) b.Ý nghĩa của lòng biết ơn: - Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng. - Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối. c. Bàn luận mở rộng: Phê phán những người sống vô ơn, thờ ơ d. Bài học nhận thức và hành động, khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ, liên hệ bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng 0,25 để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Giáo viên ra đề TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lương Ngọc Khánh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng