Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách

B. Thơ bậc thang; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các dòng, khổ (dài ngắn) không đều.

Câu 2: Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là ai?

A. Những đứa trẻ miền núi

B. Những đứa trẻ

C. Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu

D. Những đứa trẻ tóc mọc trong mây

Câu 3: Yếu tố tự sự trong bài thơ được sử dụng nhằm mục đích gì?

A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.

B. Kể về khúc đồng dao của những đứa trẻ

C. Kể về việc làm của những đứa trẻ

D. Kể về ước mơ, khao khát của những đứa trẻ

Câu 4: Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?

A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thủa ấu thơ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên

B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thủa nhỏ nên vất vả

C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng

D. Là những đứa trẻ sống gần gũi, gắn bó với quê hương, đồng ruộng

docx 6 trang Thái Bảo 29/07/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THĂNG LONG MÔN: Ngữ văn 7 (đề 1) Năm học 2022-2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc hiểu: (6 điểm) Đọc kĩ bài thơ sau: NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY (Ngô Bá Hòa) Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu Những đứa trẻ lớn trong màu xanh giọng nói trưởng thành như nứa vỡ Có ánh mắt thấu đại ngàn ước mơ được bay cao hơn chim Có đôi tai lắng trăm ngàn núi và lớn hơn cây cổ thụ Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn. Những đứa trẻ tóc mọc trong mây Cứ lớn lên bước chân làm đau đá sỏi Lớn lên khúc đồng dao đếm tuổi Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới. suối ru hồn trong veo. ( Từ câu 1 đến câu 8 ghi lại phương án đúng nhất, câu 9 viết đoạn văn tự luận ngắn Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm hình thức chính của bài thơ? A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách B. Thơ bậc thang; số tiếng, số khổ linh hoạt. C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau. D. Thơ tự do, các dòng, khổ (dài ngắn) không đều. Câu 2: Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là ai? A. Những đứa trẻ miền núi C. Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu B. Những đứa trẻ D. Những đứa trẻ tóc mọc trong mây Câu 3: Yếu tố tự sự trong bài thơ được sử dụng nhằm mục đích gì? A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ. B. Kể về khúc đồng dao của những đứa trẻ C. Kể về việc làm của những đứa trẻ D. Kể về ước mơ, khao khát của những đứa trẻ Câu 4: Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào? A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thủa ấu thơ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thủa nhỏ nên vất vả C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng D. Là những đứa trẻ sống gần gũi, gắn bó với quê hương, đồng ruộng
  2. Câu 5: Dòng nào không miêu tả đúng đặc điểm của những đứa trẻ bản Mây? A. Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ C. Ánh mắt thấu đại ngàn B. Nụ cười vỡ ánh hoàng hôn D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng Câu 6: Dòng nào nói lên giá trị (vẻ đẹp hình thức và nội dung) của khổ thơ cuối? A. Khổ thơ bậc thang, sử dụng điệp từ, nhịp linh hoạt gợi hình ảnh những đứa trẻ sống gắn bó với thiên nhiên mạnh mẽ, trong sáng, đầy khao khát. B. Khổ thơ bậc thang, sử dụng điệp từ, nhịp linh hoạt gợi hình ảnh những đứa trẻ sống gắn bó với thiên nhiên trưởng thành rất nhanh chóng. C. Khổ thơ tự do, nhịp linh hoạt gợi hình ảnh những đứa trẻ vươn tới trời xanh. D. Khổ thơ khắc họa sinh động quá trình lớn lên của trẻ em miền núi. Câu 7: Biện pháp tu từ nói quá trong câu “bước chân làm đau đá sỏi” có tác dụng gì? A. Nhằm khắc họa sinh động đặc điểm ngoại hình của những đứa trẻ miền núi. B. Nhằm gây ấn tượng về những đứa trẻ miền núi: ngoại hình khỏe mạnh, rắn rỏi và cuộc sống gian khổ, vất vả . C. Nhằm khắc họa ấn tượng về những đứa trẻ miền núi: giọng nói to, dáng người cao lớn. D. Nhằm khắc họa sinh động đặc điểm của những đứa trẻ miền núi: bước chân rắn rỏi, chắc khỏe. Câu 8: Dòng nào sau đây nêu chưa đúng thông điệp cảm xúc tác giả gửi gắm qua bài thơ? A. Tình yêu thương với những đứa trẻ miền núi tuy cuộc sống cơ cực nhưng tâm hồn trong sáng, tự do. B. Trân trọng ước mơ của những đứa trẻ miền núi, luôn khao khát khám phá bầu trời mới. C. Ngưỡng mộ những đứa trẻ miền núi mạnh mẽ, cứng cỏi và luôn lạc quan. D. Đồng cảm, xót thương cho những đứa trẻ miền núi luôn phải chịu thiệt thòi hơn trẻ em thành phố. Câu 9: Hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu ghi lại những cảm xúc của con về những đứa trẻ bản Mây sau khi đọc bài thơ. Phần II. Viết: (4 điểm) Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn đã đọc để lại cho em bài học ấn tượng và sâu sắc nhất. Chúc em làm bài tốt
  3. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D A A A D A B D Câu 9: Khuyến khích HS có cảm xúc tự nhiên, chân thực về đối tượng trữ tình trên cơ sở đọc hiểu bài thơ, có thể tham khảo ý sau: - Ngưỡng mộ, khâm phục các bạn nhỏ miền núi: cuộc sống khó khăn, thiếu thốn; phải lao động vất vả mà vẫn luôn vui vẻ, lạc quan; luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn lao . - Trân trọng, yêu quý các bạn nhỏ miền núi và ước mơ của họ: ước mơ đẹp đẽ, được bay cao, đi xa, được khám phá những điều mới lại - Thấy cần học hỏi tinh thần sống tích cực của các bạn nhỏ miền núi Phần II. Viết: (4 điểm) * Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài tự sự; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Mở bài giới thiệu nhân vật được lựa chọn theo đúng yêu cầu (nhân vật 0,5 điểm trong truyện ngụ ngôn) Thân bài: - Nêu bối cảnh sự kiện 0,5 điểm - Lần lượt phân tích, làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm: + Suy nghĩ + Thái độ, lời nói + Cử chỉ, hành động, việc làm 1,5 điểm - Kết hợp với nhận xét, đánh giá về tính cách, phẩm chất của nhân vật. Từ đó rút ra bài học gửi gắm qua câu chuyện. Kết bài 0,5 điểm Rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống Bố cục rõ ràng, chia đoạn theo khía canh phân tích rõ ràng 0,5 điểm Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, có ý tưởng độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt 0,5 điểm câu) Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 điểm
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THĂNG LONG MÔN: Ngữ văn 7 (đề 2) Năm học 2022-2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc hiểu: (6 điểm) Đọc kĩ bài thơ sau: BÓNG QUÊ (Hoàng Đăng Khoa) chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn nhân từ như thể chái bếp cây rơm mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ em đi xa kí ức giàu có hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng (Khát vọng mùa,NXB Hội nhà văn 2016, tr.17) Từ câu 1 đến câu 8 ghi lại phương án đúng nhất, câu 9 viết đoạn văn tự luận ngắn Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về cách gieo vần của bài thơ? A. Vần liền C. Vần hỗn hợp B. Vần cách D. Không gieo vần Câu 2: Tình cảm, cảm xúc chủ đạo được tác giả thể hiện với người chị trong bài thơ này là gì? A. Kính trọng và tin tưởng C. Biết ơn và tự hào B. Đồng cảm và trân trọng D. Yêu thương và mong nhớ Câu 3: Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ đầu? A. So sánh C. Điệp ngữ B. Liệt kê D. Ẩn dụ Câu 4: Những hình ảnh về chị trong văn bản trên được miêu tả ở thời điểm nào?
  5. A. Trong quá khứ C. Trong tương lai. B. Trong hiện tại D. Xen lẫn quá khứ với hiện tại Câu 5: Dòng nào nêu đầy đủ nhất những phẩm chất của người chị được tác giả nói đến trong văn bản trên? A. Hiền lành, dịu dàng, hồn nhiên, hi sinh, nhân từ, mộng mơ. B. Hiền lành, dịu dàng, hồn nhiên, hi sinh, nhân từ, mộng mơ và tần tảo. C. Hiền lành, dịu dàng, hồn nhiên, hi sinh, nhân từ. D. Hiền lành, dịu dàng, hồn nhiên, hi sinh, nhân từ, mộng mơ, tần tảo và yêu thương em. Câu 6: Dựa vào ngữ cảnh, em hiểu nghĩa của từ “giàu có” trong câu “em đi xa kí ức giàu có” là gì? A. Nghĩa là em sở hữu nhiều vật chất, tài sản có giá trị. B. Nghĩa là em khi đi xa mang theo hình ảnh về người chị trong kí ức. C. Nghĩa là em có nhiều kí ức đẹp giúp làm phong phú đời sống tinh thần, nuôi dưỡng tâm hồn. D. Nghĩa là chị trở thành nguồn sức mạnh tinh thần khi em đi xa. Câu 7: Dòng nào nêu chưa đúng ý nghĩa hình ảnh thơ “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng”? A. Hình ảnh chị hòa cùng sóng nước, trời mây C. Gợi kí ức tuổi thơ đẹp đẽ B. Hình ảnh chị tảo tần, lam lũ D. Là biểu tượng cho quê hương thân thuộc Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ? A. Phải biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. B. Quê hương là gia đình, người thân, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. C. Phải biết yêu thương, chia sẻ với người thân của mình. D. Ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ. Câu 9: Hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu ghi lại những cảm xúc của con sau khi đọc hiểu bài thơ “Bóng quê”. Phần II. Viết: (4 điểm) Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn đã đọc để lại cho em bài học ấn tượng và sâu sắc nhất. Chúc em làm bài tốt
  6. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C D D A D C D B Câu 9: Khuyến khích HS có cảm xúc tự nhiên, chân thực về trên cơ sở đọc hiểu bài thơ, có thể tham khảo ý sau: - Cảm xúc về người chị trong bài thơ qua ấn tượng về những phẩm chất đẹp. - Cảm xúc trước tình cảm tác giả dành cho người chị qua nỗi nhớ về chị, về những kỉ niệm ấu thơ. - Nhận xét về giá trị của các yếu tố nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ - Rút ra bài học cuộc sống cho bản thân Phần II. Viết: (4 điểm) * Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài tự sự; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Mở bài giới thiệu nhân vật được lựa chọn theo đúng yêu cầu (nhân vật 0,5 điểm trong truyện ngụ ngôn) Thân bài: - Nêu bối cảnh sự kiện 0,5 điểm - Lần lượt phân tích, làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm: + Suy nghĩ + Thái độ, lời nói + Cử chỉ, hành động, việc làm 1,5 điểm - Kết hợp với nhận xét, đánh giá về tính cách, phẩm chất của nhân vật. Từ đó rút ra bài học gửi gắm qua câu chuyện. Kết bài 0,5 điểm Rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống Bố cục rõ ràng, chia đoạn theo khía canh phân tích rõ ràng 0,5 điểm Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, có ý tưởng độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt 0,5 điểm câu) Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 điểm