Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)

Phần I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giáo dục âm nhạc trong trường học sẽ hình thành một nền tảng căn bản, vững chắc cho các em. Nếu không thì, với nếp sống mới hiện nay, khi hàng ngày trẻ em có điều kiện tiếp xúc không biết bao nhiêu thể loại âm nhạc và nghệ thuật với nhiều hình thức văn hóa xa lạ qua các chương trình giải trí, quảng cáo, qua những cuộc gặp gỡ, giao lưu, các em sẽ không đủ trình độ để chọn lọc những gì hay ho và gần gũi với văn hóa dân tộc. Ngược lại các em có thể đi xa dần, dẫn đến quên bản sắc văn hóa dân tộc.

Chúng ta thấy rằng giáo dục âm nhạc rất cần thiết, tuy nhiên không phải dạy âm nhạc nào cũng được. Các em cần tiếp nhận âm nhạc truyền thống trước khi học âm nhạc bên ngoài, giống như trẻ con cần học nói tiếng mẹ đẻ trước khi học ngoại ngữ.

(Trích Đưa âm nhạc truyền thống vào học đường – Trần Văn Khuê,

báo Văn nghệ số 26, ngày 28-6-2003)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

doc 3 trang Thái Bảo 20/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn Ngữ văn 7 (Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Giáo dục âm nhạc trong trường học sẽ hình thành một nền tảng căn bản, vững chắc cho các em. Nếu không thì, với nếp sống mới hiện nay, khi hàng ngày trẻ em có điều kiện tiếp xúc không biết bao nhiêu thể loại âm nhạc và nghệ thuật với nhiều hình thức văn hóa xa lạ qua các chương trình giải trí, quảng cáo, qua những cuộc gặp gỡ, giao lưu, các em sẽ không đủ trình độ để chọn lọc những gì hay ho và gần gũi với văn hóa dân tộc. Ngược lại các em có thể đi xa dần, dẫn đến quên bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta thấy rằng giáo dục âm nhạc rất cần thiết, tuy nhiên không phải dạy âm nhạc nào cũng được. Các em cần tiếp nhận âm nhạc truyền thống trước khi học âm nhạc bên ngoài, giống như trẻ con cần học nói tiếng mẹ đẻ trước khi học ngoại ngữ. (Trích Đưa âm nhạc truyền thống vào học đường – Trần Văn Khuê, báo Văn nghệ số 26, ngày 28-6-2003) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: Các em cần tiếp nhận âm nhạc truyền thống trước khi học âm nhạc bên ngoài, giống như trẻ con cần học nói tiếng mẹ đẻ trước khi học ngoại ngữ. Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào? Phần II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn chứng minh câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Hết đề
  2. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN 7 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm PHẦN 1. ĐỌC HIỂU 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 - Nội dung: Sự cần thiết của việc giáo dục âm nhạc nói chung và âm nhạc truyền 1,0 2 thống nói riêng trong nhà trường. - Phép tu từ: So sánh: Các em cần tiếp nhận âm nhạc truyền thống trước khi học 0,5 âm nhạc bên ngoài - như trẻ con cần học nói tiếng mẹ để trước khi học ngoại ngữ. - Tác dụng + Làm cho câu văn thêm sinh động, lập luận thêm chặt chẽ, tăng sức thuyết phục. 1,0 3 + Làm nổi bật sự cần thiết của việc học âm nhạc truyền thống trong nhà trường đối với trẻ em. + Thể hiện thái độ trân trọng, đề cao của tác giả đối với âm nhạc truyền thống của dân tộc. *Thông điệp 1,0 - Cần nhận thức được việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường là rất cần thiết - Trong việc học âm nhạc cần ưu tiên học âm nhạc truyền thống dân tộc trước - Cần trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp thu các loại hình văn hóa nghệ thuật nước ngoài. 4 - Cần biết phê phán những hành vi xa rời, lãng quên, coi thường văn hóa truyền thống của dân tộc - Học sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhưng cần phải phù hợp với nội dung đoạn trích. Giáo viên linh hoạt cho điểm PHẦN II. LÀM VĂN A. Hình thức: - Tạo được bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai 0,5 chính tả, trình bày và chữ viết đẹp. - Đúng kiểu bài nghị luận chứng minh: hệ thống luận điểm mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ B. Nội dung I. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt, giới thiệu về nội dung ý nghĩa của tục ngữ: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta 5 - Nếu vấn đề nghị luận: Sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó để đi đến thành công. - Trích dấn câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim II. Thân bài: 1. Giải thích câu tục ngữ 1,0 - Nghĩa từ ngữ: + Sắt: Kim loại cứng, thô ráp. + Kim là một đồ vật thon, nhỏ hơn que tăm, trơn bóng, một đầu nhọn, một đầu có lỗ nhỏ để luồn chỉ dùng để may vá quần áo - Nghĩa khái quát + Nghĩa đen: Để có thể mài một thanh sắt thành một cây kim con người phải bỏ rất
  3. nhiều thời gian công sức cùng với sự kiên trì, nhẫn nại mới có thể hoàn thành được. - Nghĩa bóng: Có lòng kiên trì, nhẫn nại cùng ý chí mạnh mẽ con người sẽ vượt qua được mọi khó khăn gian khổ để thành công trong cuộc sống. 2. Chứng minh a. Trong đời sống thực tế - Trong hoạt động chính rị 3,0 + Bác Hồ: Người lên đường cứu nước với hai bàn tay trắng, bôn ba khắp thế giới hơn ba mươi năm, trải qua nhiều gian khổ chông gai. Cuối cùng Người đã thành công trên con đường tìm độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. + Tổng thống vĩ đại của nước Mĩ: Abraham Lincoln. Lớn lên trong gia đình nghèo khó, không được học hành tử tế. Nếm trải nhiều thất bại nặng nề: thua tám cuộc bầu cử, hai lần thất bại trong kinh doanh, suy sụp thần kinh. Với lòng kiên trì, ý chí quyết tâm sau ba mươi năm ông đã vượt qua tất cả trở thành vị tổng thống vĩ đại của nước Mĩ. - Trong học tập + Cao Ba Quát: Thuở nhỏ nổi tiếng về văn hay, thông minh nhưng chữ vô cùng xấu. Nhờ quyết tâm luyện lại chữ mà chữ của ông đã trở nên đẹp nổi tiếng. + Ông hoàng phát minh Ê-đi-xơn – người sáng chế hơn 1300 phát minh vĩ đại từng bị đội sổ hồi đi học, đến lớp toàn bị bạn chê cười. Hay Niu-tơn – cha đẻ của vật lí học cận đại gần như bị xếp cuối trường về thành tích học tập nhưng với lòng kiên trì bền bỉ, ý chí quyết tâm các ông đã đạt được những thành tựu lớn cho nền khoa học phục vụ cho cuộc sống của nhân loại. - Với những người khuyết tật: Sự kiên trì, nghị lực, ý chí quyết tâm cũng đã giúp họ với qua được mọi trở ngại và khiếm khuyết thân thể để thành công trong cuộc sống. + Nguyễn Ngọc Kí: Bị liệt cả hai tay – trở thành thầy giáo ưu tú, mẫu mực và đạt được nhiều giải thưởng xuất sắc. + Nick Vujicic: Không có hai tay lẫn hai chân chỉ có hai bàn chân nhỏ, bị mọi người kì thị những anh đã tự chiến đấu với khiếm khuyết trên cơ thể của mình để có thể làm được tất cả những việc mà một người bình thường lành lặn có thể làm được chỉ bằng hai bàn chân: viết chữ, đánh máy, sinh hoạt cá nhân, đánh gôn, bơi lội, lấy vợ sinh con và trở thành người truyền cảm hứng về nghị lực sống cho cả thế giới. b. Trong văn học - Tục ngữ cũng có câu: Nước chảy đá mòn; Kiến tha lâu cũng đầy tổ 0,5 - Ca dao: Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. - Thơ Bác: Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công => Đó là những minh chứng sống động cho lời khuyên mà cha ông ta đã tổng kết trong câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. * III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của lời khuyên trong câu tục ngữ: Lòng kiên nhẫn, ý chí quyết tâm là con đường dẫn đến thành công. 0,5 Lưu ý: Hs có thể sử dụng các dẫn chứng khác để chứng minh, chỉ cần phù hợp. Gv linh hoạt cho điểm. - Hết-