Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CON CÁO VÀ CHÙM NHO
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức bước bọt cứ trào ra hai bên mép.
- Ái chà chà, ngon quá đi mất!
Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được.
- Nào! Cố lên nào. Cố lên!
Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.
- Một, hai, ba. Nhảy nào…
Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình:
- Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!
Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo tự đắc:
- Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên.
- Hai, ba. Nhảy nào!
Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
- Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả.
Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
(
Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em.
Câu 1. Văn bản Con Cáo và chùm nho được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba.
C. Ngôi thứ hai. D. Kết hợp các ngôi kể.
Câu 2. Trong văn bản con Cáo đã rơi vào tình huống nào?
A. Cáo đói khát, lẻn vào vườn trộm nho.
B. Vườn nho không có quả để Cáo hái.
C. Con Cáo bị ông chủ vườn nho bắt nhốt.
D. Con Cáo không thể vào được vườn nho.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thu.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút I. MA TRẬN Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc 1. Truyện hiểu ngụ ngôn (ngữ 2. Truyện liệu khoa học ngoài viễn SGK- tưởng 3 0 5 0 0 2 0 60 Bộ Kết nối TT với CS) 2 Viết Viết văn bản nghị luận về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 một vấn đề trong đời sống. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu 1. Truyện Nhận biết: (ngữ liệu ngụ ngôn - Nhận biết được đề tài, chi ngoài tiết tiêu biểu của văn bản. SGK- Bộ - Nhận biết được ngôi kể, Kết nối đặc điểm của lời kể trong TT với truyện. CS) - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và 3 TN 5TN 2TL thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.
- Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2. Truyện Nhận biết: khoa học - Nhận biết được đề tài, chi viễn tưởng tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói
- Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản. 2 Viết Viết văn Nhận biết: bản nghị - Nhận biết được các ý kiến, luận về lí lẽ, bằng chứng trong văn một vấn đề bản nghị luận. trong đời - Nhận biết được đặc điểm sống của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, 1* 1* 1* 1TL* nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình
- Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao với vấn đề đặt ra trong văn bản. 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tổng 20 40 30 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10%
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CON CÁO VÀ CHÙM NHO Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức bước bọt cứ trào ra hai bên mép. - Ái chà chà, ngon quá đi mất! Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. - Nào! Cố lên nào. Cố lên! Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao. - Một, hai, ba. Nhảy nào Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình: - Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được! Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo tự đắc: - Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi! Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên. - Hai, ba. Nhảy nào! Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được. - Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ? Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói: - Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho. ( Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em. Câu 1. Văn bản Con Cáo và chùm nho được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai. D. Kết hợp các ngôi kể. Câu 2. Trong văn bản con Cáo đã rơi vào tình huống nào? A. Cáo đói khát, lẻn vào vườn trộm nho. B. Vườn nho không có quả để Cáo hái. C. Con Cáo bị ông chủ vườn nho bắt nhốt. D. Con Cáo không thể vào được vườn nho.
- Câu 3. Phó từ trong câu văn: Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. là: A. lượn B. Cáo. C. lại. D. ta Câu 4. Dấu chấm lửng trong hai câu: Một, hai, ba. Nhảy nào có tác dụng gì? A. Giãn nhịp điệu câu văn. B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng. C. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. D. Thể hiện âm thanh kéo dài, ngắt quãng. Câu 5. Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện: (1). Cáo nghĩ bụng làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này, rồi bỏ đi. (2). Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. (3). Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho. (4). Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai cũng muốn chén ngay mấy chùm. A. (1) - (2) - (3) - (4) B. (2) - (3) - (4) - (1) C. (3) - (4) - (2) - (1) D. (2) - (4) - (3) - (1) Câu 6. Theo em, câu “Ha ha!” trong văn bản diễn tả điều gì? A. Mệt mỏi. B. Thất vọng. C. Vui mừng. D. Bực tức. Câu 7. Vì sao Cáo lại tìm đến cây nho khác? A. Vườn nho không hấp dẫn với Cáo. B. Vì các bạn của Cáo rủ đi. C. Vì bị ong đốt nên Cáo bỏ đi. D. Hi vọng có chùm nho thấp hơn để hái. Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của Cáo? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Chủ quan, tự đắc. C. Điềm tĩnh, tự tin. D. Dũng cảm, quyết tâm. Trả lời các câu hỏi Câu 9. Khi không hái được chùm nho, Cáo tự bao biện: Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Em có đồng tình với thái độ của Cáo hay không ? Vì sao? Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đời sống được gợi ra từ câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 - Học sinh bày tỏ suy nghĩ cá nhân, có thể theo hướng sau: 1,0 - Không đồng tình với thái độ của Cáo vì: + Cáo không thừa nhận nguyên nhân mình thất bại. Điều này dẫn đến hậu quả là mình sẽ không rút ra kinh nghiệm để tiến bộ hơn. + Cáo tự bao biện có hái được thì nho cũng xanh và chát không ăn được. Cáo nói vậy để tự an ủi mình, để mình đừng buồn với thất bại. Suy nghĩ này làm mất đi ý chí, quyết tâm để lần sau đạt được điều mình muốn. 10 - HS có thể bày tỏ quan điểm của mình, có thể theo các ý sau: 1,0 + Hãy tự rút ra nguyên nhân và kinh nghiệm chứ không nên lấy lí do khác để tự bao biện cho chính mình. + Cần có thái độ quyết tâm, ý chí để đạt được điều mình mong muốn. + Tự biết lượng sức mình cho phù hợp với hoàn cảnh. + Hoặc phải biết sáng tạo, có kỹ năng ứng phó trong mọi tình huống. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn. 0,25 Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến tán thành của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và dẫn chứng cụ thể. b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận: thương người 0,25 như thể thương thân. 3. Viết bài văn: HS viết bài văn nghị luận theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Mở bài: 0,5 - Nêu vấn đề nghị luận - Bày tỏ ý kiến tán thành với vấn đề được đặt ra trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Thân bài:
- Phần Câu Nội dung Điểm * Giải thích câu tục ngữ và rút ra vấn đề nghị luận: 0,25 - Nghĩa đen: Ăn quả phải nhớ đến người đã vun trồng, chăm sóc cây cối. - Nghĩa bóng: + Ăn quả: tượng trưng cho quá trình hưởng thụ hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. + trồng cây: tượng trưng cho người những người làm ra thành quả, gây dựng nên những giá trị tốt đẹp. + nhớ: ghi nhớ, biết ơn, khắc ghi, giữ gìn, phát huy -> Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta khi ta hưởng thụ thành quả tốt đẹp ta phải nhớ ơn những người đã làm ra thành quả đó. Không chỉ là nhớ ơn, ta còn cần biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành quả ấy. 1,25 2. Bàn luận * Vì sao lại bày tỏ ý thái độ tán thành? (Những cơ sở lí giải thái độ tán thành) - Lối sống biết ơn giúp ta phát huy, kế thừa được truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ bao đời nay. - Biết ơn và thể hiện lòng biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác sẽ giúp mỗi người cảm thấy hạnh phúc và mong muốn được lan tỏa những điều tốt đẹp đến với mọi người. - Lối sống biết ơn là nền tảng giúp con người dám đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách. Nó truyền cho ta thêm sức mạnh, động lực, niềm tin vào một cuộc sống an lành và thuận lợi vươn tới thành công. - Lòng biết ơn còn giúp con người hoàn thiện về nhân cách. Bởi lòng biết ơn là nền tảng rèn luyện thêm những phẩm chất khác như tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, lối sống ân nghĩa thủy chung, biết trân trọng những gì ta đang có. Nó cũng là sợi 0,25 dây gắn kết giữa con người với con người * Liên hệ mở rộng - Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ sống ích kỉ, vô ơn, bạc bẽo. (* Lưu ý: Sau lí lẽ, HS cần lấy được các bằng chứng để làm sáng 0,25 tỏ lí lẽ tăng sức thuyết phục cho lập luận) * Bài học: + Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. + Biết trân trọng, đề cao công lao của thế hệ đi trước đã không quản ngại khó khăn để giành được độc lập cho các thế hệ sau. + Lối sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn cần được thể hiện bằng
- Phần Câu Nội dung Điểm những hành động cụ thể trong gia đình, nhà trường và ngoài xã 0,5 hội. => Hãy biết ơn để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. c. Kết bài: - Đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề được gửi gắm qua câu tục ngữ. - Khẳng định lại giá trị của lối sống biết ơn trong cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, 0,25 dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. BAN GIÁM HIỆU GIÁO VIÊN THẨM ĐỊNH GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Chà Nguyễn Thị Thùy Nhóm văn 7