Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề 4

Phần I: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau:  THẦY PHỤ GIÁO

Bố mình nói đúng. Thầy Pec-bô-ni mà nóng nảy là vì thầy ốm. Quả vậy, từ ba hôm nay, thầy phụ giáo đến thay thầy (thầy phụ giáo này người bé nhỏ và không có râu, trông trẻ măng). Sáng hôm nay đã xẩy ra một việc rất bậy đối với thầy phụ giáo này. Ngày thứ nhất và thứ hai học trò đã làm ồn trong lớp vì thầy phụ giáo quá hiền lành và chỉ biết nói: “Yên lặng, tôi yêu cầu các cậu!” mà không hề phạt. Nhưng sáng hôm nay người ta đã đi quá trớn. Học sinh làm ầm ĩ đến nỗi không còn ai nghe tiếng nói nữa. Thầy yêu cầu, thầy van vỉ, chỉ công toi. Hai lần thầy hiệu trưởng phải đến lớp nhưng thầy vừa đi khuất là tiếng ồn ào lại nổi lên, như ngoài chợ vậy. Ga-rô-nê và Đê-Rốt-xi quay lại ra hiệu, yêu cầu các bạn yên lặng, như muốn nói với họ là phải ngoan ngoãn, và hạnh kiểm của họ thật đáng hổ thẹn, nhưng đều vô hiệu. Chẳng ai thèm để ý cả. Chỉ mình Xtac-đi là ngồi yên, hai khuỷu tay chống bàn, đôi nắm tay tì vào thái dương, có lẽ đang nghĩ đến cái tủ sách trứ danh của mình; và Ga-rô-phi, anh học trò chơi tem thì đang bận lập danh sách những người góp tiền mua vé xổ số, mỗi vé hai xu, mà cậu ta đứng ra tổ chức, ai trúng thì được một lọ mực nhỏ đút túi. Nhưng kẻ khác thì hét và cười, lấy bút gõ xuống bàn và vo giấy làm đạn, rồi gỡ những sợi dây chun buộc bít tất ra mà bắn nhau. 

Thầy phụ giáo thì nắm cánh tay cậu này, cậu kia, lay họ, bắt một cậu đứng vào tường, mà vẫn không lấy lại được im lặng và trật tự. Thầy không biết cầu cứu ai được nữa. 

- Nhưng tại sao các cậu lại làm thế? - Thầy nói, - Các cậu muốn tôi bị khiển trách hay sao?

Thầy nắm tay đấm bàn, thét lên, giọng vừa đe doạ, vừa cầu khẩn: 

- Im lặng! Im lặng! 

Nghe thật là não lòng. Nhưng tiếng ầm ĩ vẫn mỗi lúc một tăng!

Phran-ti gấp một mũi tên bằng giấy ném vào thầy, kẻ thì nhại mèo kêu, kẻ tung mũ lưỡi trai lên không; cảnh rối loạn om sòm không tài nào tả xiết. Bỗng người gác cổng bươc vào nói: 

- Mời thầy lên thầy hiệu trưởng hỏi.

Thầy phụ giáo đứng dậy vẻ tuyệt vọng và vội vàng bước ra.

Thế là tiếng ầm ĩ lại tăng lên. Nhưng Ga-rô-nê đứng dậy, mặt biến sắc, tay nắm chặt và hét giọng run lên vì giận dữ.

“Thôi đi! Đồ ngốc tất cả! Các cậu lạm dụng lòng tốt của thầy phụ giáo; giá thầy ấy nghiến nát tay các cậu, và thầy đủ sức để nghiến thì các câụ đã run sợ trước mặt thầy; nhưng thầy thương hại các cậu; việc làm của các cậu hèn nhát lắm hiểu chưa? Thầy trở vào mà câụ nào trước tiên cất tiếng làm ồn hay méo mặt một tí, là sẽ biết tay tôi tức thời sau khi tan học. Dù có bố đến đấy tôi cũng làm đúng như tôi đã nói; và tôi tin chắc rằng ông bố sẽ cho là tôi làm đúng”.

Mọi người làm thinh. À! Ga-rô-nê, bấy giờ trông cậu thật đẹp, đôi mắt nảy lửa, chẳng khác nào một con sư tử con đang tức giận. Cậu ta nhìn vào mặt những anh chàng táo tợn nhất, hết anh này đến anh khác, và tất cả đều cúi đầu xuống. 

Khi thầy phụ giáo vào, đôi mắt đỏ hoe, trong lớp không nghe một hơi thở. Trước thầy ngạc nhiên, rồi thấy Ga-rô-nê còn run vì giận, thầy hiểu và nói với cậu, giọng xúc động như nói với một người anh em: “Cảm ơn, Ga-rô-nê!”.

Thế là cả lớp vỗ tay. Và qua việc ấy tôi hiểu là một người con trai quả cảm có thể làm được gì? 

(Những tấm lòng cao cả, Edomodo De Amicis, NXB Văn học, 2001, Tr.90-92)

 

 

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Truyện ngắn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

  1. Thứ nhất                                   B. Thứ ba.           

Câu 2: Sự việc trong câu chuyện xẩy ra trong không gian, thời gian nào?

  1. Trường học, sáng hôm nay
  2. Lớp học, sáng hôm nay
  3. Ngoài trường học, sáng hôm nay
  4. Ngoài lớp học, ngày hôm qua 
docx 8 trang Bích Lam 24/02/2023 8680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề 4

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện ngắn hiểu 3 0 5 0 0 2 60 Thơ 4 chữ, 5 chữ 2 Viết Viết bài văn phân tích nhân vật 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 trong tác phẩm văn học Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Chủ đề Nhận hiểu Vận Vận kiến thức biết dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện ngắn Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). 3 TN 5TN 2TL Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.
  3. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. Thơ Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình
  4. được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Phân tích Nhận biết: nhân vật trong một tác Thông hiểu: phẩm văn Vận dụng: học Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc 1TL* điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên
  5. những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Tổng 3TN 5TN 2TL 1TL* Tỷ lệ 20 40 30 10 Tỷ lệ chung 60 40
  6. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau: THẦY PHỤ GIÁO Bố mình nói đúng. Thầy Pec-bô-ni mà nóng nảy là vì thầy ốm. Quả vậy, từ ba hôm nay, thầy phụ giáo đến thay thầy (thầy phụ giáo này người bé nhỏ và không có râu, trông trẻ măng). Sáng hôm nay đã xẩy ra một việc rất bậy đối với thầy phụ giáo này. Ngày thứ nhất và thứ hai học trò đã làm ồn trong lớp vì thầy phụ giáo quá hiền lành và chỉ biết nói: “Yên lặng, tôi yêu cầu các cậu!” mà không hề phạt. Nhưng sáng hôm nay người ta đã đi quá trớn. Học sinh làm ầm ĩ đến nỗi không còn ai nghe tiếng nói nữa. Thầy yêu cầu, thầy van vỉ, chỉ công toi. Hai lần thầy hiệu trưởng phải đến lớp nhưng thầy vừa đi khuất là tiếng ồn ào lại nổi lên, như ngoài chợ vậy. Ga-rô-nê và Đê-Rốt-xi quay lại ra hiệu, yêu cầu các bạn yên lặng, như muốn nói với họ là phải ngoan ngoãn, và hạnh kiểm của họ thật đáng hổ thẹn, nhưng đều vô hiệu. Chẳng ai thèm để ý cả. Chỉ mình Xtac-đi là ngồi yên, hai khuỷu tay chống bàn, đôi nắm tay tì vào thái dương, có lẽ đang nghĩ đến cái tủ sách trứ danh của mình; và Ga-rô-phi, anh học trò chơi tem thì đang bận lập danh sách những người góp tiền mua vé xổ số, mỗi vé hai xu, mà cậu ta đứng ra tổ chức, ai trúng thì được một lọ mực nhỏ đút túi. Nhưng kẻ khác thì hét và cười, lấy bút gõ xuống bàn và vo giấy làm đạn, rồi gỡ những sợi dây chun buộc bít tất ra mà bắn nhau. Thầy phụ giáo thì nắm cánh tay cậu này, cậu kia, lay họ, bắt một cậu đứng vào tường, mà vẫn không lấy lại được im lặng và trật tự. Thầy không biết cầu cứu ai được nữa. - Nhưng tại sao các cậu lại làm thế? - Thầy nói, - Các cậu muốn tôi bị khiển trách hay sao? Thầy nắm tay đấm bàn, thét lên, giọng vừa đe doạ, vừa cầu khẩn: - Im lặng! Im lặng! Nghe thật là não lòng. Nhưng tiếng ầm ĩ vẫn mỗi lúc một tăng! Phran-ti gấp một mũi tên bằng giấy ném vào thầy, kẻ thì nhại mèo kêu, kẻ tung mũ lưỡi trai lên không; cảnh rối loạn om sòm không tài nào tả xiết. Bỗng người gác cổng bươc vào nói: - Mời thầy lên thầy hiệu trưởng hỏi. Thầy phụ giáo đứng dậy vẻ tuyệt vọng và vội vàng bước ra. Thế là tiếng ầm ĩ lại tăng lên. Nhưng Ga-rô-nê đứng dậy, mặt biến sắc, tay nắm chặt và hét giọng run lên vì giận dữ. “Thôi đi! Đồ ngốc tất cả! Các cậu lạm dụng lòng tốt của thầy phụ giáo; giá thầy ấy nghiến nát tay các cậu, và thầy đủ sức để nghiến thì các câụ đã run sợ trước mặt thầy; nhưng thầy thương hại các cậu; việc làm của các cậu hèn nhát lắm hiểu chưa? Thầy trở vào mà câụ nào trước tiên cất tiếng làm ồn hay méo mặt một tí, là sẽ biết tay tôi tức thời sau khi tan học. Dù có bố đến đấy tôi cũng làm đúng như tôi đã nói; và tôi tin chắc rằng ông bố sẽ cho là tôi làm đúng”. Mọi người làm thinh. À! Ga-rô-nê, bấy giờ trông cậu thật đẹp, đôi mắt nảy lửa, chẳng khác nào một con sư tử con đang tức giận. Cậu ta nhìn vào mặt những anh chàng táo tợn nhất, hết anh này đến anh khác, và tất cả đều cúi đầu xuống. Khi thầy phụ giáo vào, đôi mắt đỏ hoe, trong lớp không nghe một hơi thở. Trước thầy ngạc nhiên, rồi thấy Ga-rô-nê còn run vì giận, thầy hiểu và nói với cậu, giọng xúc động như nói với một người anh em: “Cảm ơn, Ga-rô-nê!”. Thế là cả lớp vỗ tay. Và qua việc ấy tôi hiểu là một người con trai quả cảm có thể làm được gì? (Những tấm lòng cao cả, Edomodo De Amicis, NXB Văn học, 2001, Tr.90-92)
  7. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Truyện ngắn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Thứ nhất B. Thứ ba. Câu 2: Sự việc trong câu chuyện xẩy ra trong không gian, thời gian nào? A. Trường học, sáng hôm nay B. Lớp học, sáng hôm nay C. Ngoài trường học, sáng hôm nay D. Ngoài lớp học, ngày hôm qua Câu 3: Chỉ ra thành phần chủ ngữ trong câu văn: Thầy phụ giáo thì nắm cánh tay cậu này, cậu kia, lay họ, bắt một cậu đứng vào tường, mà vẫn không lấy lại được im lặng và trật tự. . Câu 4: Giải nghĩa từ “quả cảm”: . Câu 5: Em đồng tình với nhận xét nào sau đây về nhân vật Thầy phụ giáo? A. Thầy giáo trẻ, hiền lành, bệnh tật B. Thầy giáo trẻ, nghiêm khắc, kỷ luật C. Thầy gíao trẻ, hiền lành, tôn trọng trò D. Thầy giáo trẻ, thờ ơ lạnh nhạt với trò Câu 6: Trong câu chuyện trên, chi tiết nào thể hiện rõ nhất tinh thần quả cảm của nhân vật Ga-rô- nê? A. Ga-rô-nê ra hiệu yêu cầu các bạn yên lặng nhưng các bạn vẫn ồn ào B. Ga-rô-nê đã đứng lên, quát thẳng vào mặt những cậu học sinh ồn ào và yêu cầu họ yên lặng C. Ga-rô-nê đã an ủi, động viên thầy giáo, cảm ơn thây giáo vì đã cố gắng hết sức D. Ga-rô-nê gấp máy bay, ném về phía bàn thầy giáo Câu 7: Em đồng tình với nhận xét nào sau đây về nhân vật Ga-rô-nê? A. Cậu học sinh dữ tợn, luôn quát mắng ức hiếp bạn bè B. Câu học sinh chăm ngoan học giỏi C. Câu học sinh lễ phép, kỷ luật và quả cảm D. Câu học sinh hiền lành, chăm chỉ, hiểu thầy giáo Câu 8: Dòng nào sau đây thể hiện đúng cảm nhận của “tôi” về cậu bạn Ga-rô-nê? A. “tôi” rất yêu mến, quý trọng, thấu hiểu cho Ga-rô-nê B. “tôi” thấy Ga-rô-nê thật đẹp, quả cảm, đáng ngưỡng mộ C. “tôi” thờ ơ không quan tâm những việc Ga-rô-nê đã làm D. “tôi” thấy ghen tỵ với những điều mà Ga-rô-nê đã làm được Câu 9: Nếu em là một học sinh trong lớp học ở câu chuyện trên? Em sẽ như thế nào? Câu 10: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với thầy cô, bạn bè ở trường học? Phần II: Viết (4 điểm) Viết bài văn phân tích nhân vật trong một truyện ngắn mà em thích!