Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do C. Lục bát
B. Năm chữ D. Bốn chữ

Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào?

A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa
B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa

Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân
B. Gieo vần linh hoạt D.  Vần lưng kết hợp vần chân

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ C. Cụm động từ
B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị

Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?

A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc
B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trongcâu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn
B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ 

Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào?

A. Nắng mùa thu  C. Hương lúa mùa thu
B. Gió mùa thu  D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con                    C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha 
docx 6 trang Bích Lam 09/03/2023 7440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_s.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐƯA CON ĐI HỌC Tế Hanh Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do C. Lục bát B. Năm chữ D. Bốn chữ Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào? A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân B. Gieo vần linh hoạt D. Vần lưng kết hợp vần chân Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì? A. Cụm danh từ C. Cụm động từ B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”? A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi vì còn mới lạ chưa quen việc B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về mới lạ một vấn đề gì đó
  2. Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì? A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có con người hồn B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng gợi cảm được nói đến trong câu thơ Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? A. Nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Gió mùa thu D. Sương trên cỏ bên đường Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ? A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến con trường của người cha B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào? II. VIẾT (4,0 điểm) Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Em hãy đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh - sạch - đẹp. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 Cha muốn nói: - Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng 0,5 con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. - Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con. 0,5 10 Học sinh nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận được 1,0 từ bài thơ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Nghị luận về một vấn đề trong đời sống c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân. 3,0 HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang trầm trọng, theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích “môi trường” là gì? 0,5 - Trình bày ngắn gọn thực trạng đáng báo động của môi 0,5 trường sống hiện nay. + Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề. + Ô nhiễm môi trường nước. + Ô nhiễm môi trường đất. - Các giải pháp để bảo vệ môi trường. 2,0 + Tuyên truyền những thông tin, kiến thức về vấn đề ô nhiễm môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người. + Áp dụng khoa học công nghệ để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. + Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước + Có biện pháp xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
  4. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Tổn g Mức độ nhận thức Nội % Kĩ T dung/đơ điểm năn T n vị kiến Vận dụng g Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Truyện hiểu ngắn/ thơ (thơ bốn 4 0 4 0 0 2 0 60 chữ, năm chữ) 2 Viết Nghị luận về một vấn đề 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 trong đời sống Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ (%) 25 35 30 10 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức T dung/Đơn Kĩ năng Mức độ đánh giá Vận T vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1. Đọc Truyện * Nhận biết: hiểu ngắn/ thơ - Nhận biết được đề tài, chi 4 TN 4TN 2TL (thơ bốn tiết tiêu biểu trong văn bản; ngôi kể, đặc điểm của lời kể,
  5. chữ, năm sự thay đổi ngôi kể; tình chữ) huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, bố cục, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); các thành phần của câu (thành phần câu được mở rộng) - Xác định được nghĩa của từ. * Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện; nêu được chủ đề, thông điệp của văn bản; hiểu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu và cách kể; phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ; rút ra chủ đề, thông điệp của tác phẩm; phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, một số yếu tố Hán Việt; công dụng của dấu chấm lửng * Vận dụng:
  6. - Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề đặt ra trong ngữ liệu. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Nghị luận Nhận biết: Nhận biết được về một vấn yêu cầu của đề về kiểu văn đề trong bản, về vấn đề nghị luận. đời sống. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Lập luận 1TL* mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân trước sự việc cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40