Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 7.  Những giá trị của “hạt gạo làng ta” mà tác giả muốn khẳng định qua đoạn thơ là: 

A. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất.

B. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

C.  Hạt gạo là sự kết tinh của tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

D.  Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

* Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8.  Biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ đem lại hiệu quả nghệ thuật gì về mặt nội dung?

………………………………………………………………………………..……………...

………………………………………………………………………………..……………...

Câu 9. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ, tình cảm gì với những người làm ra hạt gạo?

doc 9 trang Bích Lam 24/02/2023 6540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề 1 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % điểm TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu ngắn Thơ (bốn 3 0 4 1 0 2 0 60 chữ, năm chữ) 2 Viết Kể lại sự việc có thật liên quan đến 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Tổng 15 5 20 20 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Đơn vị theo mức độ nhận thức kiến TT Kĩ năng Mức độ đánh giá Vận thức / Kĩ Nhận Thông Vận dụng năng biết hiểu Dụng cao I ĐỌC Nhận biết: HIỂU - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Nhận biết được từ ngữ địa phương và những nét đặc sắc của ngôn ngữ 1. vùng miền trong các văn bản đã học. Truyện ngắn Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.
  3. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. 3 TN 4 TN 2 TL 2. Thơ Nhận biết: 1 TL (bốn - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, chữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ. năm chữ) - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được một số biện pháp tu từ trong thơ Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu
  4. sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. II VIẾT Kể lại Nhận biết: 1 sự việc Thông hiểu: TL* có thật liên Vận dụng: quan Vận dụng cao: đến Viết được bài văn kể lại sự việc có nhân vật thật liên quan đến nhân vật hoặc sự hoặc kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các sự kiện yếu tố miêu tả. lịch sử. Tổng 3 TN 4 TN 2 TL 1 1 TL TL* Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  5. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy (Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa) * Lựa chọn một đáp án đúng nhất: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ C. Thơ lục bát B. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ” là: A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 3. Cách gieo vần của đoạn thơ dưới đây là: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba A. Vần lưng C. Vần lưng, vần liền B. Vần chân D. Vần chân, vần cách Câu 4. Cặp câu thơ nào có sử dụng hình ảnh tương phản: A. Có bão tháng bảy C. Nước như ai nấu Có mưa tháng ba Chết cả cá cờ
  6. B. Giọt mồ hôi sa D. Cua ngoi lên bờ Những trưa tháng sáu Mẹ em xuống cấy Câu 5. Từ sa trong câu thơ “Giọt mồ hôi sa” có nghĩa là: A. Ngã xuống C. Đi xuống B. Rơi xuống, lao xuống D. Đi đến một nơi nào đó Câu 6. Tác giả đã tả mẹ đi cấy trong điều kiện thời tiết như thế nào? A. Mưa tầm tã C. Nắng chói chang B. Rét căm căm D. Gió lồng lộng Câu 7. Những giá trị của “hạt gạo làng ta” mà tác giả muốn khẳng định qua đoạn thơ là: A. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. B. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. C. Hạt gạo là sự kết tinh của tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. D. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. * Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ đem lại hiệu quả nghệ thuật gì về mặt nội dung? Câu 9. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ, tình cảm gì với những người làm ra hạt gạo? . Câu 10. Bài học mà em rút ra được qua đoạn trích trên là gì? . . . II. VIẾT (4,0 điểm)
  7. Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 Gợi được sức nóng của nước, mức độ khắc nghiệt của thời tiết; làm 0,5 nổi bật nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. 9 HS bày tỏ suy nghĩ, tình cảm với những người làm ra hạt gạo (yêu 1,0 mến, ngưỡng mộ, biết ơn, kính trọng, ) 10 - Nhận thấy và thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân; 1,0 - Nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động của họ; - Sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động của họ; - Lao động chăm chỉ để tạo ra những sản phẩm có giá trị II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến 0,25 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Mở bài: Giới thiệu được sự việc; Thân bài: Kể diễn biến các sự việc theo trình tự; Kết bài: Nêu được suy nghĩ, ấn tượng về sự việc được nói tới. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử c. Kể diễn biến các sự việc theo trình tự 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu sự việc và nêu lý do hoặc hoàn cảnh người viết thu thập tư
  9. liệu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó. - Gợi lại không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, hoặc các dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử được nhắc đến. - Thuật lại diễn biến của sự việc có thật liên quan sự kiện lịch sử hoặc nhân vật theo trình tự: mở đầu - diễn biến - kết thúc - Sử dụng tư liệu, trích dẫn và kết hợp kể chuyện với miêu tả - Nêu vai trò, ý nghĩa hoặc tầm ảnh hưởng của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về sự kiện lịch sử hoặc nhân vật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5