Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thanh (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Bữa cơm tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ. My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón cơm cho cha My lại khóc. Người cha cũng khóc không thànhtiếng.
(2) Hai năm trở lại đây cô không khóc nữa. Thay vào đó, cô nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. Cô cứ kể những chuyện như thế cho tới khi người cha ăn xong thìa cơm cuối cùng. Đặt cái bát sang một bên, và lúc nào ngay sau đó cô cũng nói với người cha: "Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết định tặng huân chương cho ba". Người cha cố ngước mắt nhìn con và cười. Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười.
(3) Bóng tối của đêm thường bắt đầu ùa kín những góc nhà, rồi sau đó lan vào gầm giường và gầm bàn ghế. Cô đặt những ngón tay gầy và hơi lành lạnh của người cha trong bàn tay nhỏ nhắn của cô. My thấy những ngón tay của người cha ấm dần lên. My khẽ ngước mắt nhìn cha. Cô biết cha cô đang bước từng bước mê dại trong ý nghĩ lạ lùng về phía vòm trời kia. Rồi ông khóc. Và chỉ có My mới biết được cha mình đang khóc...My đỡ cha lên giường và bắt đầu bài xoa bóp chân tay cho cha theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khoảng chín giờ tối cô buông màn cho cha. "Con chúc ba ngủ ngon", cô nói và hôn lên trán người cha lúc nào cũng như lấp dấp mồ hôi.
(Trích Bầu trời của cha, Nguyễn Quang Thiều)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
|
C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo lời của ai?
|
C. Lời của người cha và My D. Lời của người kể chuyện |
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
- Tình yêu thương và sự chăm sóc của người con dành cho cha
- Tình yêu thương và sự quan tâm của người cha dành cho con
- Số phận đáng thương của người cha tàn tật
- Số phận đáng thương của những đứa con có người cha tàn tật
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thanh (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2023 – 2024 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc - Hiểu văn bản, thực hành Tiếng Việt và viết) bài 1, 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1. - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc –hiểu văn bản, năng lực cảm thụ, thẩm mỹ; năng lực tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Chủ động tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Có ý thức chăm chỉ, tự giác trong học tập. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm 1 Đọc Truyện ngắn/ hiểu thơ (thơ bốn 4 4 1* 1* 60 chữ, năm chữ) 2 Viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi 1* 1* 1* 1* 40 đọc bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ. Tổng 10 10 10 30 30 10 Tỉ lệ (%) 20 40 30 10 100 Tỉ lệ chung 60% 40% II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận dụng thức biết hiểu dụng cao Đọc hiểu Truyện ngắn/ * Nhận biết: thơ (thơ bốn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu chữ, năm biểu trong văn bản; ngôi kể, đặc chữ) điểm của lời kể, sự thay đổi ngôi kể; tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. 4TN - Nhận biết được đặc điểm của thơ: 4TN 1TL 1TL thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, bố cục, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. - Xác định được nghĩa của từ. * Thông hiểu:
- - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ; rút ra chủ đề, thông điệp của tác phẩm; phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ * Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Viết Viết đoạn Nhận biết: văn ghi lại Thông hiểu: cảm xúc sau Vận dụng: 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* khi đọc bài Vận dụng cao: Viết được đoạn văn thơ 4 chữ ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ hoặc 5 chữ. 4 chữ hoặc 5 chữ. Tổng 4TN 4TN 2TL 1TL 1TL 2TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI Năm học 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) Bữa cơm tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ. My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón cơm cho cha My lại khóc. Người cha cũng khóc không thành tiếng. (2) Hai năm trở lại đây cô không khóc nữa. Thay vào đó, cô nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. Cô cứ kể những chuyện như thế cho tới khi người cha ăn xong thìa cơm cuối cùng. Đặt cái bát sang một bên, và lúc nào ngay sau đó cô cũng nói với người cha: "Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết định tặng huân chương cho ba". Người cha cố ngước mắt nhìn con và cười. Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười. (3) Bóng tối của đêm thường bắt đầu ùa kín những góc nhà, rồi sau đó lan vào gầm giường và gầm bàn ghế. Cô đặt những ngón tay gầy và hơi lành lạnh của người cha trong bàn tay nhỏ nhắn của cô. My thấy những ngón tay của người cha ấm dần lên. My khẽ ngước mắt nhìn cha. Cô biết cha cô đang bước từng bước mê dại trong ý nghĩ lạ lùng về phía vòm trời kia. Rồi ông khóc. Và chỉ có My mới biết được cha mình đang khóc My đỡ cha lên giường và bắt đầu bài xoa bóp chân tay cho cha theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khoảng chín giờ tối cô buông màn cho cha. "Con chúc ba ngủ ngon", cô nói và hôn lên trán người cha lúc nào cũng như lấp dấp mồ hôi. (Trích Bầu trời của cha, Nguyễn Quang Thiều) Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo lời của ai? A. Lời của người con C. Lời của người cha và My B. Lời của người cha D. Lời của người kể chuyện Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? A. Tình yêu thương và sự chăm sóc của người con dành cho cha B. Tình yêu thương và sự quan tâm của người cha dành cho con C. Số phận đáng thương của người cha tàn tật D. Số phận đáng thương của những đứa con có người cha tàn tật Câu 4: Xác định cụm từ giữ vai trò mở rộng thành phần chủ ngữ trong câu: “Bữa cơm tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ.” A. Bữa cơm tối C. Bữa cơm tối của người cha tàn tật B. người cha tàn tật D. của người cha tàn tật Câu 5: Từ “nhỏ nhắn” trong câu “Cô đặt những ngón tay gầy và hơi lành lạnh của người cha trong bàn tay nhỏ nhắn của cô.” thuộc loại từ nào? A. Tính từ C. Từ ghép B. Động từ D. Từ láy Câu 6: Có bao nhiêu phó từ trong câu văn sau: “Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón cơm cho cha My lại khóc.”? A. Một C. Ba B. Hai D. Bốn Câu 7: Vì sao mỗi bữa cơm của người cha trong bài lại kéo dài đến hai tiếng đồng hồ? A. Vì người cha già yếu nên ăn chậm B. Vì người cha kén ăn C. Vì người cha bị tàn tật nên không thể tự ăn và ăn không ngon miệng D. Vì người cha bị tàn tật nên không thể tự ăn Câu 8: Vì sao trong thời gian đầu, được con gái bón cơm cho ăn mà người cha lại khóc? A. Vì người cha bị mất nhận thức.
- B. Vì người cha thương My và thấy bất lực trước số phận. C. Vì người cha thấy tủi thân. D. Vì người cha thấy xấu hổ. Câu 9: Dựa vào đoạn văn số (2), hãy cho biết nhân vật My đã kể cho cha nghe những câu chuyện nào? Những câu chuyện đó có ý nghĩa gì? Câu 10: Theo em, việc lặp lại những chi tiết như “Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười.”; “Và chỉ có My mới biết được cha mình đang khóc ” có ý nghĩa như thế nào với việc khắc họa nhân vật My và tình cảm của My đối với cha? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn từ 5-7 câu) II. Viết (4,0 điểm) Bằng đoạn văn khoảng 15 câu, em hãy ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc đoạn thơ sau: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ) - Lần thứ ba thức dậy Bác thương đoàn dân công Anh hốt hoảng giật mình Đêm nay ngủ ngoài rừng Bác vẫn ngồi đinh ninh Rải lá cây làm chiếu Chòm râu im phăng phắc. Manh áo phủ làm chăn Anh vội vàng nằng nặc: Trời thì mưa lâm thâm - Mời Bác ngủ Bác ơi! Làm sao cho khỏi ướt Trời sắp sáng mất rồi Càng thương càng nóng ruột Bác ơi, mời Bác ngủ Mong trời sáng mau mau. - Chú cứ việc ngủ ngon Anh đội viên nhìn Bác Ngày mai đi đánh giặc Bác nhìn ngọn lửa hồng Bác thức thì mặc Bác Lòng vui sướng mênh mông Bác ngủ không an lòng Anh thức luôn cùng Bác. Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI Năm học 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Đề 2 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé hoa và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó nhẹ nhàng đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Quà tặng cuộc sống) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả C. Nghị luận B. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C Câu 3. Chủ đề của văn bản là: A. Ca ngợi tình yêu thương B. Ca ngợi lòng hiếu thảo C. Ca ngợi tính kiên trì D. Ca ngợi lòng trung thực Câu 4. Câu văn sau vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ nào? “Anh liền mua cho cô bé hoa và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh.” A. cụm động từ B. cụm danh từ C. cụm tính từ D. cụm chủ vị Câu 5. Văn bản trên có bao nhiêu từ láy A. Một từ C. Ba từ B. Hai từ D. Bốn từ Câu 6. Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thêm thông tin gì? “Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” A. Thời gian B. Nguyên nhân C. Cách thức D. Nơi chốn Câu 7. Sắp xếp các sự việc chính theo đúng trình tự trong văn bản? Sự việc Nội dung 1 Anh mua hoa giúp cô bé 2 Anh thanh niên mua hoa tặng mẹ qua đường bưu điện 3 Anh đưa cô bé ra nghĩa trang 4 Anh hủy điện hoa và mang hoa về tặng mẹ A. 1, 2, 3, 4 C. 2, 4, 1, 3 B. 1, 2, 4, 3 D. 2, 1, 3, 4 Câu 8. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa, để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? A. Nhớ mẹ B. Đã lâu anh không về nhà. C. Đây là món quà thành tâm nhất của anh.
- D. Được nhìn thấy anh, được bên cạnh anh là món quà lớn nhất đối với mẹ Câu 9. Theo em hai nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? Câu 10: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn từ 5-7 câu) II. Viết (4,0 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 15 câu, em hãy ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc đoạn thơ sau: HẠT GẠO LÀNG TA Hạt gạo làng ta [ ] Có vị phù sa Hạt gạo làng ta Của sông Kinh Thầy Có công các bạn Có hương sen thơm Sớm nào chống hạn Trong hồ nước đầy Vục mẻ miệng gàu Có lời mẹ hát Trưa nào bắt sâu Ngọt bùi đắng cay Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Hạt gạo làng ta Quang trành quết đất Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Hạt gạo làng ta Giọt mồ hôi sa Gửi ra tiền tuyến Những trưa tháng sáu Gửi về phương xa Nước như ai nấu Em vui em hát Chết cả cá cờ Hạt vàng làng ta Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy (Tác giả: Trần Đăng Khoa)
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI Năm học 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề 1 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 D 0,25 6 B 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 9 - Những câu chuyện My kể cho cha nghe trong đoạn văn (2): cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc 0,5 I thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện - Ý nghĩa của những câu chuyện: + Khơi dậy tình yêu, sự gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, khiến tâm hồn con 0,75 người nhẹ nhàng, thư thái hơn + Khơi dậy tinh thần lạc quan, niềm hi vọng, tình yêu cuộc sống 0,75 10 Những chi tiết đó cho thấy: - Khẳng định My là người duy nhất ở bên cạnh, thấu hiểu và chăm sóc cha. 1,5 - Bộc lộ My là người giàu tình yêu thương, chịu thương chịu khó cũng như kiên nhẫn, khéo léo. Có thể nói, đối với cha, My là người con có tấm lòng hiếu thảo, thấu hiểu 0,5 nỗi lòng và yêu thương cha vô bờ. VIẾT 4,0 a. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện 0,25 Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về một bài thơ. c. Nêu được cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong bài thơ. 3,0 - Giới thiệu được đoạn thơ. - Nêu được cảm xúc của bản thân: + Nội dung: Qua tâm hồn của anh đội viên, hình ảnh Bác hiện lên là một người ân cần, chỉ lo lắng và quan tâm đến mọi người xung quanh, không nề hà gì đến bản thân mình. Bác không ngủ vì thương các anh phải chịu cảnh mưa rét ở II trong rừng, Bác lo các anh không ngủ được sẽ không có sức ngày mai mà chiến đấu. Bác không ngủ vì Bác lo cho chuyện nước nhà, Bác luôn vì dân vì nước mà không màn đến một giấc ngủ cho riêng mình. Sự hy sinh lớn lao, cao cả và sự gần gũi, thân tình ấy của Bác đã làm lay động trái tim anh đội viên. Anh cũng lo cho Bác, đôi ba lần Bác giục anh đi ngủ nhưng anh vẫn mơ hồ thấy hình bóng vị cha già ấy vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Thế rồi anh quyết định thức cùng Bác + Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ tự do ngắn gọn, gần gũi. - Bài học cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. 0,25
- Đề 2 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 D 0,25 8 D 0,25 9 - HS có thể trả lời cả 2 người đều có lòng hiếu thảo. 0,5 I - Giải thích: + Cô bé: luôn yêu thương, hiếu thảo, dành những gì tốt đẹp nhất cho mẹ ngay cả khi mẹ cô bé đã mất. 1,5 + Chàng thanh niên quan tâm đến mẹ. Nhưng vì bận việc nên không về được. Khi thấy việc làm của cô bé, anh đã nhận ra thiếu sót của mình và về nhà để tặng hoa, bày tỏ lòng hiếu thảo của mình. 10 HS nêu thông điệp: 2,0 - Cần yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ-người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta. Lòng biết ơn không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm cụ thể, chân thành, ý nghĩa, sự thấu hiểu, quan tâm, sẻ chia, - Trao và tặng là cần thiết trong cuộc sống nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều không phải ai cũng làm được. VIẾT 4,0 b. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện 0,25 Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về một bài thơ. c. Nêu được cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong bài thơ. 3,0 - Giới thiệu được đoạn thơ. - Nêu được cảm xúc của bản thân: + Nội dung: Cảm nghĩ về sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo và sự trân quý II của tác giả với hạt gạo. Hạt gạo được làm ra từ sự ất vả của người nông dân và sự góp công của các bạn thiếu nhi. => Tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương của tác giả. + Nghệ thuật: Thể thơ 4 chữ tự do ngắn gọn, ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi. - Bài học cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. 0,25 Giáo viên ra đề Tổ/Nhóm chuyên môn Ban giám hiệu Nguyễn Thị Thanh