Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Lệ (Có đáp án)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ
C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do
Câu 2: Bài thơ “Lời ru của mẹ” chủ yếu sử dụng cách ngắt nhịp nào?
A. Nhịp 1/4 B. Nhịp 2/3 C. Nhịp 4/1 D. Nhịp 4/4
Câu 3: Từ ngữ nào được nhắc đi nhắc lại trong bài thơ?
A. Lời ru B. Tấm chăn
C. Ngọn cỏ D. Lời ru thành
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng ở trong câu thơ sau là gì?
“Lời ru là tấm chăn”
A. Điệp ngữ B. Hoán dụ C. So sánh D. Ẩn dụ
Câu 5: Theo em, hình ảnh “lời ru” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
A. Tình cảm kính yêu của con cái dành cho mẹ.
B. Tình mẫu tử - tình mẹ thiêng liêng và cảm động.
C. Lời ngọt ngào, sâu lắng của bà dành cho cháu.
D. Nỗi lo lắng, xót xa của người con khi mẹ đã già.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Lệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Lệ (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 Ngày thi: 06/11/2023 ĐỀ V7-GKI-02 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Và khi con đến lớp Giữa mênh mang trời đất Lời ru ở cổng trường Khi con vừa ra đời Lời ru thành ngọn cỏ Lời ru về mẹ hát Đón bước bàn chân con Lúc con nằm ấm áp Mai rồi con lớn khôn Lời ru là tấm chăn Trên đường xa nắng gắt Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru là bóng mát Lời ru thành giấc mộng Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi c on vừa tỉnh giấc Khi con ra biển rộng Thì lời ru đi chơi Lời ru thành mênh mông. Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống (Xuân Quỳnh - Thơ Xuân Quỳnh - Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2: Bài thơ “Lời ru của mẹ” chủ yếu sử dụng cách ngắt nhịp nào? A. Nhịp 1/4 B. Nhịp 2/3 C. Nhịp 4/1 D. Nhịp 4/4 Câu 3: Từ ngữ nào được nhắc đi nhắc lại trong bài thơ? A. Lời ru B. Tấm chăn C. Ngọn cỏ D. Lời ru thành Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng ở trong câu thơ sau là gì? “Lời ru là tấm chăn” A. Điệp ngữ B. Hoán dụ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 5: Theo em, hình ảnh “lời ru” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? A. Tình cảm kính yêu của con cái dành cho mẹ. B. Tình mẫu tử - tình mẹ thiêng liêng và cảm động. C. Lời ngọt ngào, sâu lắng của bà dành cho cháu. D. Nỗi lo lắng, xót xa của người con khi mẹ đã già. Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau là gì?
- “Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát” A. Làm nổi bật hình ảnh người con đã khôn lớn, trưởng thành, B. Làm nổi bật sự khắc nghiệt của thời tiết và sự vất vả của mẹ trong tâm trí con. C. Khẳng định tình yêu của mẹ sẽ theo con suốt cuộc đời, chở che mỗi bước con đi. D. Tạo ra nhịp điệu, tính nhạc cho câu thơ. Câu 7: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “gập ghềnh” trong khổ thơ thứ năm? A. Con đường bằng phẳng, dễ đi lại. B. Nhấp nhô, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm không bằng phẳng. C. Quanh co, uốn lượn, ngoằn ngoèo . D. Có nhiều đoạn gấp khúc, nối tiếp nhau liên tiếp. Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề của bài thơ? A. Ca ngợi sự trẻ trung, xinh đẹp của người mẹ. B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. C. Ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước. D. Ca ngợi giấc ngủ êm đềm, ấm áp của người con khi có mẹ ở bên. Thực hiện yêu cầu sau Câu 9. Theo em, bài thơ “Lời ru của mẹ” đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào? Câu 10. Qua bài thơ, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với cha mẹ? (Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-6 dòng). II. VIẾT (4,0 ĐIỂM) Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 Thời gian: 90 phút ĐỀ V7-GKI-02 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điể m I. Đọc 1 C 0,25 hiểu 2 B 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 B 0,25 8 B 0,25 9 HS chỉ ra được thông điệp của bài thơ một cách hợp lí. 2,0 Gợi ý: - Bài thơ khơi gợi ở em tình yêu thương, sự thấu hiểu, trân trọng và biết ơn người mẹ đã sinh ra mình - Nhắc nhở mỗi người con phải ghi nhớ công ơn và hiếu nghĩa đối với mẹ. (HS có thể có cách diễn đạt khác, linh hoạt cho điểm nội dung) 10 Viết đoạn văn khoảng 5-6 câu để trình bày suy nghĩ về những việc làm để thể 2,0 hiện tình yêu thương đối với cha mẹ: - Thăm hỏi, chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm - Biết quan tâm, giúp đỡ mẹ những công việc trong gia đình - Chăm chỉ, nỗ lực, say mê học tập để có cơ hội đền đáp công ơn sinh thành của mẹ - Luôn yêu thương và gắn bó với gia đình, sống thật tốt để trở thành niềm tự hào của mẹ. II. Viết a. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một sự việc có thật liên quan đến một 0,25 nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. b. Yêu cầu của bài văn tự sự một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc 0,25 một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. - Bố cục rõ ràng, chia đoạn theo trình tự triển khai cốt truyện theo nhiều cách nhưng đảm bảo các yếu tố sau: + Sử dụng ngôi kể thứ ba hoặc ngôi kể thứ nhất. + Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết. + Không sử dụng những chi tiết kì ảo trong bài viết. I. Mở bài: 3,0
- - Dẫn dắt, giới thiệu sự việc hoặc nêu lí do kể chuyện liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử. II. Thân bài: - Lần lượt kể lại các sự việc theo trình tự nhất định. +Mở đầu +Diễn biến +Kết thúc III. Kết bài: - Suy nghĩ, cảm xúc và bài học của người viết về câu chuyện. c. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu d. Sáng tạo: Có những suy nghĩ mới mẻ về vấn đề, lời văn hấp dẫn 0,25 BGH duyệt TTCM duyệt GV ra đề Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Hồng Nhung Hoàng Thị Lệ