Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đặng Thị Thu Huyền (Có đáp án)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ. B. Năm chữ. C. Tự do. D. Lục bát.
Câu 2. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, tác giả đã dùng cách gieo vần nào?
A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần hỗn hợp D. Vần đầu
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở hai câu thơ sau:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ
Câu 4. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được bắt đầu từ đâu?
A. cánh chim C. cơn mưa
B. đám mây D. mùi hương
Câu 5. Em hiểu từ “dềnh dàng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì?
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
A. Nước sông chảy đều đều, thành dòng.
B. Nước sông chảy rất nhanh, chảy xiết.
C. Nước sông chảy rất chậm, như cố ý dừng lại.
D. Nước sông chảy xiết, có sóng cuộn ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đặng Thị Thu Huyền (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 Ngày thi: . ĐỀ V7-GKI-04 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Trích “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ. B. Năm chữ. C. Tự do. D. Lục bát. Câu 2. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, tác giả đã dùng cách gieo vần nào? A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần hỗn hợp D. Vần đầu Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở hai câu thơ sau: “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ Câu 4. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được bắt đầu từ đâu? A. cánh chim C. cơn mưa B. đám mây D. mùi hương Câu 5. Em hiểu từ “dềnh dàng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã” A. Nước sông chảy đều đều, thành dòng. B. Nước sông chảy rất nhanh, chảy xiết. C. Nước sông chảy rất chậm, như cố ý dừng lại. D. Nước sông chảy xiết, có sóng cuộn ở trên. Câu 6. Từ “Hình như” trong câu thơ “Hình như thu đã về” thể hiện cảm xúc gì? A. Lo lắng, sợ hãi B. Tiếc nuối, buồn bã
- C. Mơ hồ, mong manh D. Bất ngờ, bàng hoàng Câu 7. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu? A. Hồn nhiên, vui tươi C. Ngậm ngùi, xót xa B. Xúc động, buồn bã D. Bất ngờ, ngạc nhiên Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của bài thơ? A. Niềm tự hào về con người lao động trong thời kì đổi mới. B. Ca ngợi tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. C. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên và sự quan sát tinh tế của tác giả. D. Nỗi nhớ của tác giả về gia đình, quê hương và kỉ niệm tuổi thơ. Thực hiện những yêu cầu sau Câu 9. Ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu. Câu 10. Hãy nêu một số hành động cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần bảo vệ thiên nhiên. II. VIẾT (4,0 điểm) Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 7 ĐỀ V7-GKI-04 Thời gian: 90 phút Phần Câu Nội dung Điể m I. Đọc 1 B 0,25 hiểu 2 A 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 C 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 9 b. HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song cần xoáy 2,0 quanh các ý trọng tâm sau: - Bức tranh đẹp về khung cảnh từ hạ sang thu Cảm xúc yêu thích, bồi hồi, chân thành của tác giả trong thời khắc giao mùa. Đúng hình thức đoạn văn: 0,5 Nêu được cảm nhận chung về bài thơ: 1,5 10 HS nêu được một số hành động cụ thể để bảo vệ thiên nhiên. 2,0 II. Viết a. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một sự việc có thật liên quan đến một 0,25 nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. b. Yêu cầu của bài văn tự sự một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc 0,25 một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. - Bố cục rõ ràng, chia đoạn theo trình tự triển khai cốt truyện theo nhiều cách nhưng đảm bảo các yếu tố sau: + Sử dụng ngôi kể thứ ba. + Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết. + Không sử dụng những chi tiết kì ảo trong bài viết. I. Mở bài: 3,0 - Dẫn dắt, giới thiệu sự việc hoặc nêu lí do kể chuyện. II. Thân bài: - Lần lượt kể lại các sự việc theo trình tự nhất định. III. Kết bài: - Suy nghĩ, cảm xúc của người viết về câu chuyện và liên hệ bản thân. c. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu d. Sáng tạo: Có những suy nghĩ mới mẻ về vấn đề, lời văn hấp dẫn 0,25 BGH duyệt Tổ/nhóm CM duyệt GV ra đề
- Lê Thị Ngọc Anh Âu Thị Thùy Dung Đặng Thị Thu Huyền