Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Mai Hương (Có đáp án)

Phần 1: ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.

Anh mỉm cười và nói với nó:

– Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé hoa và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.

Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

– Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó nhẹ nhàng đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”

(Quà tặng cuộc sống)

Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt

A. miêu tả B. tự sự C. nghị luận D. biểu cảm

Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C

Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. anh thanh niên C. cô bé
B. mẹ của anh thanh niên. D. anh thanh niên và cô bé
docx 16 trang Thái Bảo 02/08/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Mai Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Mai Hương (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 ĐỀ 701 Năm học 2022 - 2023 Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần 1: ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé hoa và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó nhẹ nhàng đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Quà tặng cuộc sống) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt A. miêu tả B. tự sự C. nghị luận D. biểu cảm Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. anh thanh niên C. cô bé B. mẹ của anh thanh niên. D. anh thanh niên và cô bé Câu 4. Sắp xếp các sự việc chính theo đúng trình tự trong văn bản? Sự việc Nội dung 1 Anh mua hoa giúp cô bé 2 Anh thanh niên mua hoa tặng mẹ qua đường bưu điện 3 Anh đưa cô bé ra nghĩa trang 4 Anh hủy điện hoa và mang hoa về tặng mẹ A. 1, 2, 3, 4 C. 2, 4, 1, 3 B. 1, 2, 4, 3 D. 2, 1, 3, 4
  2. Câu 5. Chủ đề của văn bản là: A. Ca ngợi tình yêu thương B. Ca ngợi lòng hiếu thảo C. Ca ngợi tính kiên trì D. Ca ngợi lòng trung thực Câu 6. Văn bản trên có bao nhiêu từ láy A. Một từ C. Ba từ B. Hai từ D. Bốn từ Câu 7. Câu văn sau vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ nào? “Anh liền mua cho cô bé hoa và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh.” A. cụm động từ B. cụm danh từ C. cụm tính từ D. cụm chủ vị Câu 8. Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thêm thông tin gì? “Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” A. Thời gian B. Nguyên nhân C. Cách thức D. Nơi chốn Câu 9. Theo em hai nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? Câu 10: a. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn từ 5-7 câu) b. Chép bài ca dao cũng viết về tình yêu thương, lòng biết ơn của con cái với cha mẹ. Phần 2: VIẾT (4 điểm) Viết một bài văn khoảng một trang giấy nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. * Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2022- 2023 ĐỀ 701 Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.25 2 C 0.25 3 D 0.25 4 D 0.25 5 B 0.25 6 B 0.25 7 A 0.25 8 A 0,25 9 - HS có thể trả lời cả 2 người đều có lòng hiếu thảo. 1.0 - Giải thích: + Cô bé: luôn yêu thương, hiếu thảo, dành những gì tốt đẹp nhất cho mẹ ngay cả khi mẹ cô bé đã mất. 1.0 + Chàng thanh niên quan tâm đến mẹ. Nhưng vì bận việc nên không về được. Khi thấy việc làm của cô bé, anh đã nhận ra thiếu sót của mình và về nhà để tặng hoa, bày tỏ lòng hiếu thảo của mình. 10 HS nêu thông điệp: 2.0 - Cần yêu quý, kính trọng, biết ơn mẹ. Lòng biết ơn không chỉ bằng lời nói mà sự thấu hiểu, quan tâm, sẻ chia, - Tình cảm với cha mẹ cần bày tỏ bằng việc làm cụ thể, chân thành, ý nghĩa. II VIẾT 4.0 HS viết bài đảm bảo các yêu cầu: 0.5 * Về hình thức: - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phương thức biểu đạt: nghị luận - Diễn đạt không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, lập luận rõ ràng, thuyết phục
  4. * Về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các yêu cầu chung như sau: 1. Mở bài: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương 0.5 của con người trong xã hội hiện nay. 2. Thân bài: *Giải thích: Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che 0.5 chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. *Biểu hiện: 0.5 - Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. - Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ - Biết hy sinh, tha thứ cho người khác. - Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ *Ý nghĩa: 0.5 - Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. - Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn. - Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. * Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương 0.5 con người, đối xử tệ bạc với nhau cần lên án họ. * Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần 0.5 yêu thương con người nhiều hơn. Thể hiện bằng tình cảm, thái độ, lời nói, hành động hàng ngày. 3. Kết bài - Khẳng định vấn đề 0.5 - Liên hệ (nhận thức, thái độ, hành động) Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Phạm Thị Mai Hương Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương
  5. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7 ĐỀ 702 Năm học 2022 - 2023 Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần 1: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau: LƯỢM Ngày Huế đổ máu Ra thế Chú Hà Nội về Lượm ơi! Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú bé loắt choắt Chú đồng chí nhỏ Cái xắc xinh xinh Bỏ thư vào bao Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Ca-lô đội lệch Thư đề “Thượng khẩn” Mồm huýt sáo vang Sợ chi hiểm nghèo? Như con chim chích Nhảy trên đường vàng Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng - “Cháu đi liên lạc Ca- lô chú bé Vui lắm chú à Nhấp nhô trên đồng Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!” Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Cháu cười híp mí, Chú đồng chí nhỏ Má đỏ bồ quân: Một dòng máu tươi! - “Thôi, chào đồng chí!” Cháu đi xa dần Tố Hữu Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà. Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Bốn chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
  6. Câu 3. Trong bài thơ, chú bé Lượm xuất hiện trong những hoàn cảnh nào? A. Ngày Huế đổ máu; đi đưa thư, đạn bay vèo vèo. B. Ngày ở đồn Mang Cá. C. Ngày còn nhỏ, ở nhà đi học. D. Ngày Huế lập lại hoà bình sau chiến tranh. Câu 4. Hình ảnh chú bé Lượm được khắc hoạ qua những phương diện nào? A. Diện mạo, suy nghĩ. B. Lời nói, trang phục, cử chỉ, hành động C. Lời nói, cử chỉ, suy nghĩ. D. Lời nói, diện mạo. Câu 5. Trong bài thơ có mấy từ láy: A. Năm từ C. Bảy từ B. Sáu từ D. Tám từ Câu 6. Câu thơ “Cháu đi liên lạc” vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ nào? A. cụm danh từ B. cụm động từ C. cụm tính từ D. cụm chủ vị Câu 7. Chú bé Lượm hiện lên với những đặc điểm gì? A. Nhỏ nhắn, thông minh, hoạt bát, năng động. B. Nhỏ nhắn, thông minh, chăm chỉ học tập. C. Nhỏ nhắn, chăm chỉ học tập lao động, giúp đỡ những người xung quanh. D. Nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thật, đáng yêu; nhanh nhẹn, dũng cảm. Câu 8. Câu thơ “Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng ” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh, ẩn dụ B. So sánh, nhân hóa C. Nhân hoá, so sánh D. Hoán dụ, điệp ngữ Câu 9. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong khổ thơ sau: Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! Câu 10. a. Hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ đã gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn từ 5-7 câu) b. Kể tên một bài thơ cũng có hình ảnh người lính hi sinh để mang lại độc lập cho dân tộc? Ghi rõ tên tác giả Phần 2: VIẾT (4 điểm) Viết một bài văn khoảng một trang giấy nêu suy nghĩ của em về việc tự giác trong học tập. * Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra
  7. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN 7 GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ 702 Năm học 2022- 2023 Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.25 2 C 0.25 3 A 0.25 4 B 0.25 5 D 0.25 6 B 0.25 7 D 0.25 8 A 0,25 9 - HS chỉ ra được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh : 1.0 “Một dòng máu tươi!” - Tác dụng: 1.0 + Làm giảm đi nỗi đau xót + Thể hiện sự yêu mến, cảm phục chú bé Lượm 10 a. HS Hình ảnh chú bé Lượm gợi những cảm xúc, suy nghĩ : 1.0 - Lượm ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu - Yêu thích công việc liên lạc - Dũng cảm, sẵn sàng làm nhiệm vụ khó khăn, kể cả hi sinh - Yêu quê hương, đất nước tha thiết -> Yêu mến, cảm phục, tự hào về chú bé Lượm b. Bài thơ cũng có hình ảnh người lính hi sinh để mang lại độc 1.0 lập cho dân tộc: “Đồng dao mùa xuân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. II VIẾT 4.0 HS viết bài đảm bảo các yêu cầu: 0.5 * Về hình thức: - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phương thức biểu đạt: nghị luận - Diễn đạt không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, lập luận rõ ràng, thuyết phục
  8. * Về nội dung: Học sinh có diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các yêu cầu chung như sau: 1. Mở bài: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: việc tự giác trong 0.5 học tập là vô cùng cần thiết. 2. Thân bài: *Giải thích: Tinh thần tự học là chủ động, tích cực, cố gắng 0.5 hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. *Biểu hiện: 0.5 - Có mục đích, động cơ học tập đúng đắn - Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập: tự giác học bài, làm bài về nhà, hăng hái xây dựng bài - Nỗ lực vượt khó, kiên trì trong học tập - Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với bản thân - Dẫn chứng chứng minh: những tấm gương có tinh thần tự học như Mạc Đĩnh Chi, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Ký 0.5 *Ý nghĩa: - Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao - Rèn tính tự lập, tự chủ, kiên trì, trở nên năng động, sáng tạo - Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, quý trọng * Phản đề: Những lười học, học đối phó, không trung thực 0.5 trong học tập cần lên án họ. * Liên hệ, rút ra bài học: Cần có ý thức tự giác, lên kế hoạch, 0.5 nỗ lực, cố gắng thực hiện kế hoạch 3. Kết bài - Khẳng định vấn đề - Liên hệ (nhận thức, thái độ, hành động) 0.5 Nhóm trưởng Tổ trưởng CM BGH duyệt Trần Thị Minh Phương Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2022 - 2023 ĐỀ DỰ BỊ Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần 1: ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn trích sau: HẠT GẠO LÀNG TA Hạt gạo làng ta Những năm băng đạn Có vị phù sa Vàng như lúa đồng Của sông Kinh Thầy Bát cơm mùa gặt Có hương sen thơm Thơm hào giao thông Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Hạt gạo làng ta Ngọt bùi đắng cay Có công các bạn Sớm nào chống hạn Hạt gạo làng ta Vục mẻ miệng gàu Có bão tháng bảy Trưa nào bắt sâu Có mưa tháng ba Lúa cao rát mặt Giọt mồ hôi sa Chiều nào gánh phân Những trưa tháng sáu Quang trành quết đất Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Hạt gạo làng ta Cua ngoi lên bờ Gửi ra tiền tuyến Mẹ em xuống cấy Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt gạo làng ta Hạt vàng làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Trần Đăng Khoa Những năm cây súng Theo người đi xa Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Bốn chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Trong khổ 1 của bài thơ, tác giả giới thiệu hạt gạo được làm nên từ những gì? A. Vị phù sa, hương sen, bão tháng bảy B. Hương sen, lời mẹ hát, mưa tháng ba C. Vị phù sa, giọt mồ hôi, lời mẹ hát D. Vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát
  10. Câu 4. Giải nghĩa từ “hào giao thông” A. Đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến đấu. B. Đường giao thông C. Giao thông đường thủy D. Giao thông đường bộ Câu 5. Trong bài thơ, câu thơ “Hạt gạo làng ta” được lặp lại mấy lần, đó là nghệ thuật gì? A. Lặp lại 3 lần, nghệ thuật nhân hóa B. Lặp lại 5 lần, nghệ thuật hoán dụ C. Lặp lại 5 lần, nghệ thuật điệp ngữ D. Lặp lại 4 lần, nghệ thuật ẩn dụ Câu 6. Nhan đề “Hạt gạo làng ta” được cấu tạo bằng cụm từ nào? A. cụm danh từ B. cụm động từ C. cụm tính từ D. cụm chủ vị Câu 7. Qua bài thơ, ta thấy các bạn nhỏ đã có công như thế nào để góp phần làm nên hạt gạo? A. Chống hạn, bắt sâu, đi cấy C. Bắt sâu, chống hạn, gặt lúa B. Chống hạn, bắt sâu, gánh phân D. Đi cấy, nhổ cỏ, chống hạn Câu 8. Câu thơ “Hạt vàng làng ta” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu 9. Hãy nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ bằng 5 đến 7 câu: Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta Câu 10. a. Qua bài thơ, ta thấy người nông dân đã rất vất vả để làm ra hạt gạo. Theo em chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với công lao của họ? b. Ghi lại một câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. Phần 2: VIẾT (4 điểm) Viết một bài văn khoảng một trang giấy nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. * Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra
  11. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN 7 GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ DỰ BỊ Năm học 2022- 2023 Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.25 2 C 0.25 3 D 0.25 4 A 0.25 5 C 0.25 6 A 0.25 7 B 0.25 8 B 0,25 9 - HS nêu cảm nhận về khổ cuối: + Vai trò của hạt gạo: gửi ra tiền tuyến, phương xa để đánh 1.0 giặc góp phần làm nên thắng lợi + Qua nghệ thuật ẩn dụ “hạt vàng” tác giả ca ngợi hạt gạo rất 1.0 quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng. Là sự kết tinh của đất trời, thiên nhiên. -> Ca ngợi hạt gạo, bộc lộ tình yêu quê hương của tác giả. 10 a. Theo em, để xứng đáng với công lao của người nông dân 1.0 chúng ta cần: yêu quý, trân trọng hạt gạo, không lãng phí, chăm chỉ học tập b. Ghi lại một câu tục ngữ nói về lòng biết ơn: VD “Ăn quả 1.0 nhớ kẻ trồng cây” II VIẾT 4.0 HS viết bài đảm bảo các yêu cầu: 0.5 * Về hình thức: - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài khoảng một mặt giấy. - Phương thức biểu đạt: nghị luận - Diễn đạt không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, lập luận rõ ràng, thuyết phục
  12. * Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương 0.5 của con người trong xã hội hiện nay. 2. Thân bài: *Giải thích: Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che 0.5 chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. *Biểu hiện: 0.5 - Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. - Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ - Biết hy sinh, tha thứ cho người khác. - Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ *Ý nghĩa: 0.5 - Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. - Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn. - Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. * Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau cần lên án họ. 0.5 * Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn. Thể hiện bằng tình cảm, thái 0.5 độ, lời nói, hành động hàng ngày. 3. Kết bài - Khẳng định vấn đề - Liên hệ (nhận thức, thái độ, hành động) 0.5 Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Trương Tố Uyên Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương
  13. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT NGỮ VĂN 7 Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 9/11/2022 Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng vị kiến thức điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu 4 0 4 1 0 1 0 60 Thơ (4 chữ, 5 chữ) 2 Viết Viết văn trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 sống mà em quan tâm Tổng 10 10 10 30 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức T Kĩ dung/Đơn Mức độ đánh giá Vận T năng vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Nhận biết: 4TN 4TN 1TL hiểu - Nhận biết được đề tài, chi tiết 1 TL tiêu biểu trong văn bản. Truyện - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.
  14. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Hiểu được tính cách nhân vật qua lời nói, hành động, suy nghĩ - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.
  15. Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người Thơ (thơ đọc. bốn chữ, - Phân tích được giá trị biểu đạt năm chữ) của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2. Viết Nhận biết: * * * 1 TL* Viết văn Thông hiểu: trình bày Vận dụng: suy nghĩ Vận dụng cao: về một vấn Viết được bài văn chia sẻ suy đề đời nghĩ của bản thân về một vấn đề sống mà quan trọng, có ý nghĩa trong đời em quan sống tâm
  16. Tổng 4 TN 4TN, 1 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Trần Thị Minh Phương Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương