Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hồng Vân (Có đáp án)
Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ “Lời ru của mẹ”?
A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 2. Bài thơ gieo vần nào?
A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp
Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?
A. Người mẹ B. Người cha C. Người con D. Người bà
Câu 4. Nghĩa của từ “gập gềnh” là gì?
A. Con đường bằng phẳng, dễ đi lại
B. Quanh co, uốn lượn, ngoằn ngoèo
C. Nhấp nhô, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm không bằng phẳng
D. Có nhiều đoạn gấp khúc, nối tiếp nhau liên tiếp
Câu 5. Những “Lời ru” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
A. Vẻ đẹp của người mẹ B. Tình yêu thương của người mẹ
C. Công việc của người mẹ D. Cuộc sống của người mẹ
Câu 6. Nội dung của các khổ thơ trong bài được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Thứ tự thời gian B. Thứ tự không gian
C. Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả D. Các khía cạnh khác nhau của lời ru
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hồng Vân (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRAGIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Ngày kiểm tra: 3/11/2022 Đề 02 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi sau LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Và khi con đến lớp Giữa mênh mang trời đất Lời ru ở cổng trường Khi con vừa ra đời Lời ru thành ngọn cỏ Lời ru về mẹ hát Đón bước bàn chân con Lúc con nằm ấm áp Mai rồi con lớn khôn Lời ru là tấm chăn Trên đường xa nắng gắt Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru là bóng mát Lời ru thành giấc mộng Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con vừa tỉnh giấc Khi con ra biển rộng Thì lời ru đi chơi Lời ru thành mênh mông. Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống (Xuân Quỳnh - Thơ Xuân Quỳnh - Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ “Lời ru của mẹ”? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2. Bài thơ gieo vần nào? A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? A. Người mẹ B. Người cha C. Người con D. Người bà Câu 4. Nghĩa của từ “gập gềnh” là gì? A. Con đường bằng phẳng, dễ đi lại
- B. Quanh co, uốn lượn, ngoằn ngoèo C. Nhấp nhô, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm không bằng phẳng D. Có nhiều đoạn gấp khúc, nối tiếp nhau liên tiếp Câu 5. Những “Lời ru” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? A. Vẻ đẹp của người mẹ B. Tình yêu thương của người mẹ C. Công việc của người mẹ D. Cuộc sống của người mẹ Câu 6. Nội dung của các khổ thơ trong bài được sắp xếp theo trình tự nào? A. Thứ tự thời gian B. Thứ tự không gian C. Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả D. Các khía cạnh khác nhau của lời ru Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết các câu thơ: “Lời ru là bóng mát”? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 8. Dòng nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy? A. Mênh mang, êm đềm, cổng trường, ngọn cỏ B. Gập gềnh, mênh mông, trời đất, giấc mộng C. Mênh mang, mênh mông, êm đềm, gập ghềnh D. Tấm chăn, giấc ngủ, ấm áp, êm đềm Câu 9. (2,0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong khổ thơ sau: “Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con” Câu 10. (2,0 điểm) Bài thơ gửi gắm đến người đọc những thông điệp nào? II. VIẾT (4,0 điểm) Trong các tác phẩm văn học, em đã đuợc làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. Lưu ý: HS không phân tích đặc điểm nhân vật đã học trong Sách giáo khoa Kết nối tri thức và cuộc sống Ngữ văn 7.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 9 - Biện pháp tu từ: điệp ngữ “lời ru” 1,0 - Tác dụng: + Tạo nên giọng điệu tha thiết, sâu sắc 0,25 + Khẳng định tình yêu thương của mẹ dành cho con cả cuộc 0,5 đời, cùng con vượt qua khó khăn của cuộc đời + Gợi sức sống bền bỉ trong lời ru của mẹ 0,25 10 HS chỉ ra được thông điệp của bài thơ một cách hợp lí phù 2,0 hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. Gợi ý: - Bài thơ khơi gợi ở em tình yêu thương, sự thấu hiểu, trân trọng và biết ơn người mẹ đã sinh ra mình - Nhắc nhở mỗi người con phải ghi nhớ công ơn và hiếu nghĩa đối với mẹ - Luôn yêu thương và gắn bó với gia đình, sống thật tốt để trở thành niềm tự hào của mẹ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu 0,25 thích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học và nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. 2,5 - Nhận xét được về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về 0,5 đặc điểm nhân vật; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. BAN GIÁM HIỆU TTCM GV RA ĐỀ Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Phương Mai Nguyễn Hồng Vân