Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

PHẦN I. Đọc hiểu ( 2 điểm )

 Đọc trích đoạn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3.

"Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."

                                                                        ( Cổng trường mở ra- Lý Lan)

Câu 1 (0.5 điểm)  Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Tìm một văn bản có cùng phương thức biểu đạt với văn bản đó?

Câu 2 (1.0 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn.

Câu 3 (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của trích đoạn trên?

doc 4 trang Bích Lam 24/02/2023 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. Phòng GD- ĐT . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS Năm học : 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian 90 phút không kể thời gian phát đề. Nội dung Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng số cao - Ngữ liệu: - Xác định - Gọi tên và Khái quát Văn bản nghệ phương nêu tác được nội thuật/ nhật thức biểu dụng dung dụng. đạt và kể của biện chính của Phần I. -Tiêu chí lựa tên một pháp tu từ/ ngữ liệu. Đọc hiểu chọn ngữ liệu: văn bản nghệ cùng thuậtđặc sắc + 01 đoạn phương có trong trích thức biểu ngữ liệu + Độ dài 50- đạt 150 chữ Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 1,0 0,5 2,0 Tỷ lệ 5% 10% 5% 20% Câu 1: Văn Viết đoạn biểu cảm văn - Cảm nhận Phần II. về nội dung Làm văn đặt ra trong văn bản đọc hiểu - Rút ra bài học cho bản thân. Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2,0 Tỷ lệ 20% 20% Câu 2: Văn - Viết bài biểu cảm văn Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỷ lệ 60% 60% Tổng Số câu 1 1 2 1 5 Số điểm 0,5 1,0 2,5 6,0 10 Tỷ lệ 5% 10% 25% 60% 100%
  2. PHÒNG GD- ĐỀ KIỂM TRA HỌC GIỮA KÌ I ĐT Năm học: 2021-2022 TRƯỜNG THCS Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I. Đọc hiểu ( 2 điểm ) Đọc trích đoạn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3. "Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào " ( Cổng trường mở ra- Lý Lan) Câu 1 (0.5 điểm) Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Tìm một văn bản có cùng phương thức biểu đạt với văn bản đó? Câu 2 (1.0 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. Câu 3 (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của trích đoạn trên? PHẦN II: Làm văn (8,0 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn văn phần đọc- hiểu, trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người mẹ. Từ đó em em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ mình? (Viết đoạn văn 12- 15 dòng) Câu 2: (6,0 điểm) Loài cây em yêu.
  3. PHÒNG GD & ĐT . ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC GIỮA KÌ I Trường THCS Môn: Ngữ Văn 7 Năm học 2021-2022 Phần Nội dung * Yêu cầu về kĩ năng: Đọc- - Học sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản hiểu - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp * Yêu cầu về kiến thức: Câu 1: - PTBĐ: Biểu cảm 0,25 - Văn bản có cùng PTBĐ: Mẹ tôi, Những câu hát về hs kể tên một 0.25 văn bản bất kỳ đã học, có cùng PTBĐ là đảm bảo yêu cầu. Câu 2: - Các từ láy: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao 0.5 xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng - Tác dụng: Việc sử dụng từ láy nhằm diễn tả cảm xúc tâm trạng hồi 0.5 hộp, bâng khuâng, xao xuyến của nhân vật một cách đầy đủ, sâu sắc. (Hs có thể liệt kê không đủ các từ láy, nhưng hiểu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó, GV linh hoạt cho điểm) Câu 3: -Tâm trạng nôn nao, hồi hộp và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi 0.25 học của người mẹ. -Mẹ muốn nhẹ nhàng ghi vào lòng con những cảm giác xao xuyến, 0.25 bâng khuâng của ngày đầu tựu trường. Câu 1. Từ nội dung trong đoạn văn ở phần đọc- hiểu, hãy viết đoạn 2,0 Làm văn ( khoảng khoảng 100 chữ) trình bày cảm nhận của em về nhân vật văn người mẹ. Từ đó em em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ? a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng đối tượng: cảm nhận của em về nhân vật người mẹ, 0,25 suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ. c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Học sinh trình bày được các ý sau: - Người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra” có tâm hồn nhạy 0.25 cảm, - Hết lòng thương yêu con, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận ghi vào lòng 0.25 con ấn tượng tốt đẹp về ngày khai trường; muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. - Liên hệ bản thân: 0.5 d. Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về đối tượng 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25
  4. nghĩa tiếng Việt. Câu 2: 6,0 * Yêu cầu chung: 1.Yêu cầu về kĩ năng: HS xác định và viết đúng kiểu bài văn biểu cảm 2. Hình thức: + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Chữ viết rõ, không sai chính tả, logic, từ ngữ có chọn lọc, diễn đạt trôi chảy, bài văn có sức thuyết phục. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: 0.5 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định được đối tượng biểu cảm 0.5 c. Triển khai thành các luận điểm phù hợp - Giới thiệu về loài cây em yêu. 0.5 - Lí do em yêu loài cây đó là gì? + Những đặc điểm nổi bật của loài cây gợi cảm xúc trong em ( rễ, 1.0 thân, lá, hoa, quả, ) + Cây trong đời sống con người: Biểu cảm về những giá trị của cây 1.0 + Cây trong đời sống của em: Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó, 1.0 em luôn chăm sóc và bảo vệ cây - Kết bài: Cảm nghĩ của em về loài cây 0.5 d. Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo, sinh động, hấp dẫn 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu. Tổng số 10.0