Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải (Có đáp án)

Câu 1. Chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần của bài thơ?

A. Vần liền C. Vần hỗn hợp
B. Vần cách D. Vần chân

Câu 2. Bài thơ chủ yếu ngắt theo nhịp nào?

A. 1/3 C. 3/1
B. 2/2 D. 1/1/2

Câu 3. Hai câu thơ sau: Lặn lội thân cò/ Tối tăm mù mịt sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Ẩn dụ C. So sánh

B. Hoán dụ D. Điệp ngữ

Câu 4.Hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ ở câu hỏi số 3 là gì?

A. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra được hình ảnh cò mẹ cô đơn, lẻ loi một mình khi đi kiếm ăn để nuôi con; ca ngợi cò mẹ dũng cảm một mình nuôi con.

B. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra được vẻ đẹp chịu thương, chịu khó, cần cù của cò mẹ và tình cảm yêu mến, quan tâm của tác giả đối với cò mẹ.

C. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra được hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm khi cò mẹ đi kiếm ăn; làm nổi bật nỗi vất vả, cơ cực, chịu thương, chịu khó của cò mẹ.

D. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra hình ảnh thiên nhiên buổi tối khi cò mẹ đi kiếm ăn và tình cảm yêu mến, quan tâm của tác giả đối với cò mẹ.

Câu 5. Từ lận đận trong câu thơ Thân cò lận đận nghĩa là gì?

A. Lẻ loi một mình, không nơi nương tựa

B. Ngăn, che để bảo vệ cho khỏi sự xâm hại từ bên ngoài

C. Vất vả, chật vật, không thoát lên được vì gặp phải nhiều trắc trở, khó khăn

D. Mệt đến mức không còn muốn làm gì nữa, thường do kiệt sức

Câu 6. Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của cò?

A. Vất vả, chịu thương chịu khó C. Thương con, hy sinh vì con

B. Nhanh nhẹn khi đi kiếm ăn D. Cô đơn, vất vả trong cuộc sống

docx 9 trang Thái Bảo 06/07/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. MÔN NGỮ VĂN 7 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - Truyện ngắn hiểu - Thơ bốn 3 0 5 0 0 2 0 60 chữ, năm chữ 2 Viết Trình bày ý kiến về một hiện tượng 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 mà xã hội mình quan tâm Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ (%) 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1. Đọc hiểu - Truyện Nhận biết: ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. 3TN 5TN 2TL - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự
  2. thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
  3. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. - Thơ bốn Nhận biết: chữ, năm - Nhận biết được từ ngữ, vần, chữ nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Trình bày ý Nhận biết: 1TL* kiến về một Thông hiểu: hiện tượng Vận dụng:
  4. mà xã hội Vận dụng cao: mình quan Viết được bài văn trình bày ý tâm kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40
  5. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Một mình trong mưa Đỗ Bạch Mai Từ nay cò ơi Một mình một lối Thân cò lận đận Một mình trong mưa Một mình muôi con Lặn lội thân cò Tối tăm mù mịt Đồng dọc đồng ngang Đồng trên đồng dưới Cò con bơ vơ Đồng xa đồng gần Khắc khoải đợi cò Cò đừng lạc lối Cò về tổ ấm Đằng đông chớp bể Cò về chở che Đằng tây mưa nguồn Cò đừng mỏi cánh Lặn lội thân cò Cố về với con Bước cao bước thấp Một mình một lối Một mình trong mưa (nguoihanoi.com.nv) Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em: Câu 1. Chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần của bài thơ? A. Vần liền C. Vần hỗn hợp B. Vần cách D. Vần chân Câu 2. Bài thơ chủ yếu ngắt theo nhịp nào? A. 1/3 C. 3/1 B. 2/2 D. 1/1/2 Câu 3. Hai câu thơ sau: Lặn lội thân cò/ Tối tăm mù mịt sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ C. So sánh B. Hoán dụ D. Điệp ngữ Câu 4. Hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ ở câu hỏi số 3 là gì? A. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra được hình ảnh cò mẹ cô đơn, lẻ loi một mình khi đi kiếm ăn để nuôi con; ca ngợi cò mẹ dũng cảm một mình nuôi con. B. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra được vẻ đẹp chịu thương, chịu khó, cần cù của cò mẹ và tình cảm yêu mến, quan tâm của tác giả đối với cò mẹ.
  6. C. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra được hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm khi cò mẹ đi kiếm ăn; làm nổi bật nỗi vất vả, cơ cực, chịu thương, chịu khó của cò mẹ. D. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; gợi ra hình ảnh thiên nhiên buổi tối khi cò mẹ đi kiếm ăn và tình cảm yêu mến, quan tâm của tác giả đối với cò mẹ. Câu 5. Từ lận đận trong câu thơ Thân cò lận đận nghĩa là gì? A. Lẻ loi một mình, không nơi nương tựa B. Ngăn, che để bảo vệ cho khỏi sự xâm hại từ bên ngoài C. Vất vả, chật vật, không thoát lên được vì gặp phải nhiều trắc trở, khó khăn D. Mệt đến mức không còn muốn làm gì nữa, thường do kiệt sức Câu 6. Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của cò? A. Vất vả, chịu thương chịu khó C. Thương con, hy sinh vì con B. Nhanh nhẹn khi đi kiếm ăn D. Cô đơn, vất vả trong cuộc sống Câu 7. Qua khổ thơ sau, tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì dành cho cò mẹ? Lặn lội thân cò Bước cao bước thấp Một mình một lối Một mình trong mưa A. Đồng cảm, xót thương C. Ngưỡng mộ, ngợi ca B. Kính trọng, nể phục D. Yêu mến, sẻ chia. Câu 8. Dòng nào nói đúng về chủ đề của đoạn thơ? A. Bài thơ ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, kì diệu trong cuộc đời mỗi người. B. Bài thơ ngợi ca những người phụ nữ giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao đẹp. C. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng, đức hi sinh của mẹ vì che chở, nuôi dưỡng con. D. Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng công lao, đức hi sinh cao đẹp của mẹ. Trả lời câu hỏi: Câu 9. Từ dòng cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả trong bài thơ, em rút ra cho mình bài học gì? Câu 10. Đánh giá được nét độc đáo và giá trị của việc sử dụng hình ảnh con cò trong bài thơ. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Hết
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 HS nêu được những bài học khơi gợi từ cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trong bài thơ: - Nhận thức được tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất 1,0 trong cuộc đời mỗi con người. - Thấu hiệu được nỗi vất vả, cơ cực của người mẹ khi nuôi con một mình. - Trân trọng, ngợi ca, biết ơn công lao to lớn, đức hi sinh cao đẹp của mẹ. - Biết yêu thương và hiếu thảo đối với mẹ + (Học sinh có thể chọn bài học khác nhưng phải phù hợp với nội dung của bài) 10 - Nét độc đáo của việc sử dụng hình ảnh con cò trong bài thơ. + Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò thường được sử dụng trong ca 0,5 dao, dân ca. + Được xây dựng thành công qua biện pháp tu từ ẩn dụ và nhân hóa. - Giá trị của việc sử dụng hình ảnh trên: 0,5 + Gợi liên tưởng tới người mẹ vất vả, nhọc nhằn khi phải nuôi con một mình. + Tác giả khắc họa hình ảnh con cò cần cù, vượt qua mọi khó khăn gian khổ che chở cho con của mình để nổi bật đức hi sinh cao cả, tinh thần dũng cảm của người mẹ. + Ngợi ca, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. => Cần cảm thông, xót thương trước nỗi khổ đau và kính trọng, biết ơn tất cả những điều tốt đẹp mẹ dành cho con. II VIẾT 4,0 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn 0,25 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước 0,25
  8. 3. Viết bài văn: HS viết bài văn nghị luận xã hội theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước hiện nay b. Thân bài: * Giải thích: 0,25 - Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng nước ở các sông, ngòi, ao hồ, nước ngầm bị các hành động của tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại. - Nước bị thay đổi thành phần và chất lượng không đáp ứng được các mục đích sử dụng khác nhau và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. * Bàn luận: - Thực trạng: 0,25 + Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra ở khắp mọi nơi và luôn ở mức độ gia tăng (Dẫn chứng) + Nước thường xuất hiện những màu lạ, mùi lạ, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. - Nguyên nhân: + Do các hiện tượng tự nhiên: . Tuyết tan, mưa lớn, lũ lụt, gió bão vô tình đưa một lượng chất thải bẩn, xác chết của các sinh vật vào môi trường nước. 0,5 . Nước biển dâng cao, sự phun trào của núi lửa, sự hòa tan của nhiều chất muối khoáng có nồng độ cao. + Do con người: . Ý thức bảo vệ môi trường nước chưa cao, chưa nhận thức được đầy đủ tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước. . Quá trình gia tăng dân số nhanh . Nước thải, rác thải chưa qua xử lí của các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường. - Hậu quả: + Đối với thiên nhiên môi trường: . Các loài sinh vật dưới nước bị chết hàng loạt, không đủ điều kiện 0,5 để sống. . Gây mất cân bằng sinh thái. . Nguồn tài nguyên biển bị cạn kiệt. . Mất mĩ quan, nhiều thắng cảnh đẹp bị mất cảm tình của du khách. + Đối với cuộc sống của con người: . Con người phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch. . Dễ bị nhiễm nhiều bệnh tật: sốt xuất huyết, giun xán, ung thư trẻ em bị suy dinh dưỡng.
  9. . Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. . Thiếu lương thực. - Giải pháp: + Con người có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước. 0,5 + Hạn chế rác thải nhựa, vứt rác đúng nơi quy định. + Tuyên truyền tác hại của ô nhiễm môi trường nước. + Xây dựng, hoàn thiện hệ thống xử lí nước thải tại các khu dân cư, các nhà máy, xí nghiệp + Nhặt, vớt rác tại các bờ biển, trên các sông ngòi, ao hồ. c. Kết bài: 0,5 - Khẳng định ô nhiễm môi trường nước là một thực trạng nguy hiểm, một thách thức lớn với con người cần hạn chế kịp thời. - Liên hệ bản thân. 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 5. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, sáng 0,25 tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Nguyễn Thị Hải Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà