Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đặng Thị Hiền (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI TUỔI THƠ EM

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành môi

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

(Nguyễn Lãm Thắng)

Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em:

Câu 1. Cách gieo vần của bài thơ trên là:

A. Vần lưng và vần liền C. Vần lưng và vần cách

B. Vần chân và vần cách D. Vần chân và vần liền

Câu 2. Bài thơ chủ yếu ngắt theo nhịp nào?

A. 1/2/2 B. 2/3 C. 2/1/2 D. 3/2

Câu 3. Xác định phó từ trong hai dòng thơ: Có lời ru tha thiết/ Ngọt ngào mãi vành môi.

A. có B. ru C. môi D. mãi

Câu 4. Biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên là:

A. Ẩn dụ. B. Nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. So sánh.

Câu 5. Tác dụng của hình ảnh so sánh trong hai dòng thơ: Có tuổi thơ đẹp mãi/ Là đất trời quê hương

  1. Làm cho câu thơ gợi hình ảnh, gợi cảm. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương.
  2. Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp đẫn. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp. Gợi cảm xúc thân thuộc, bình dị với tuổi thơ với quê hương.
  3. Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp đẫn. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương nghộ nghĩnh, đáng yêu. Gợi cảm xúc thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với quê hương.
  4. Làm cho câu thơ thêm cụ thể, chi tiết. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh tươi vui, đáng yêu. Gợi cảm xúc nhớ nhung da diết, yêu thương đối với tuổi thơ với quê hương.
docx 8 trang Thái Bảo 06/07/2024 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đặng Thị Hiền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đặng Thị Hiền (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - Truyện hiểu ngắn - Thơ bốn 3 0 5 0 0 2 0 60 chữ, năm chữ 2 Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 tượng nghiện game của học sinh hiện nay. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ (%) 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1. Đọc hiểu - Truyện Nhận biết: ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. 3TN 5TN 2TL - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).
  2. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. - Thơ bốn Nhận biết: chữ, năm - Nhận biết được từ ngữ, vần, chữ nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
  3. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện game của học sinh hiện nay. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40
  4. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành môi Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha Có một khúc dân ca Thơm lừng hương cỏ dại Có tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương (Nguyễn Lãm Thắng) Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em: Câu 1. Cách gieo vần của bài thơ trên là: A. Vần lưng và vần liền C. Vần lưng và vần cách B. Vần chân và vần cách D. Vần chân và vần liền Câu 2. Bài thơ chủ yếu ngắt theo nhịp nào? A. 1/2/2 B. 2/3 C. 2/1/2 D. 3/2 Câu 3. Xác định phó từ trong hai dòng thơ: Có lời ru tha thiết/ Ngọt ngào mãi vành môi. A. có B. ru C. môi D. mãi Câu 4. Biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên là: A. Ẩn dụ. B. Nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. So sánh. Câu 5. Tác dụng của hình ảnh so sánh trong hai dòng thơ: Có tuổi thơ đẹp mãi/ Là đất trời quê hương A. Làm cho câu thơ gợi hình ảnh, gợi cảm. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương. B. Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp đẫn. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp. Gợi cảm xúc thân thuộc, bình dị với tuổi thơ với quê hương.
  5. C. Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp đẫn. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương nghộ nghĩnh, đáng yêu. Gợi cảm xúc thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với quê hương. D. Làm cho câu thơ thêm cụ thể, chi tiết. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh tươi vui, đáng yêu. Gợi cảm xúc nhớ nhung da diết, yêu thương đối với tuổi thơ với quê hương. Câu 6. Em hiểu thế nào về ý nghĩa hai dòng thơ: Có ngày mưa tháng nắng/ Đọng trên áo mẹ cha. A. Nỗi vất vả, lam lũ, cực nhọc của mẹ cha. B. Nỗi đắng cay, cơ cực của người con. C. Nỗi cô đơn, buồn tủi của người con. D. Nỗi cô đơn, khó nhọc của mẹ cha. Câu 7. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai dòng thơ: Có tuổi thơ đẹp mãi/ Là đất trời quê hương. A. Cảm xúc tha thiết, yêu thương, trân trọng tuổi thơ và quê hương B. Cảm xúc thân quen, bình dị, nhớ nhung về tuổi thơ và quê hương. C. Cảm xúc yêu thương chân thành, nhớ tuổi thơ và quê hương. D. Cảm xúc da diết, gắn bó với tuổi thơ và quê hương. Câu 8. Dòng nào nói đúng về chủ đề của bài thơ là gì? A. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống và con người. B. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương và tuổi thơ. C. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống và đất nước. D. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết với đất nước và con người. Trả lời câu hỏi Câu 9. Từ những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả trong bài thơ, em rút ra cho mình bài học gì? Câu 10. Đánh giá được nét độc đáo và giá trị trong việc sử dụng hình ảnh tuổi thơ trong bài thơ. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện game của học sinh hiện nay. Hết
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KHÁO SÁT ĐẦU NĂM Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 Bài học: 1,0 - Nhận thức được tuổi thơ là nơi ta gắn bó, tha thiết, sâu lặng, nuôi dưỡng tâm hồn con người. - Có thái độ yêu thương, trân trọng tuổi thơ của mình. - Luôn biết ơn công lao cha mẹ, biết yêu quý quê hương tươi đẹp. (HS đưa ra những bài học phù hợp là đạt điểm tối đa) 10 - Nét độc đáo trong việc sử dụng hình ảnh tuổi thơ trong bài thơ. 1,0 + Hình ảnh tuổi thơ được tái hiện qua các từ ngữ: dòng sông xanh, vầng trăng tròn, bảy sắc cầu vồng, lời ru tha thiết, cánh đồng xanh tươi, ngày mưa tháng nắng, khúc dân ca, đất trời quê hương. + Được xây dựng thành công qua biện pháp tu từ điệp ngữ và so sánh. - Giá trị của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh trên: + Gợi liên tưởng đến cảnh vật thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp, bình yên; đến hình ảnh mẹ cha vất vả, lam lũ sớm hôm để nuôi ta khôn lớn mỗi ngày; đến quê hương với những điệu hát dân ca nuôi dưỡng tâm hồn ta + Làm nổi bật cảm xúc tha thiết, sâu lắng, của tác giả khi nhớ về những điều bình dị, thân thương, gắn bó với tuổi thơ của mình. + Cảm nhận được thông điệp cuộc sống: hãy biết trân trọng, yêu thương mẹ cha, yêu quê hương đất nước mình * Lưu ý: Phần nêu nét độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, HS chỉ cần liệt kê các từ ngữ, hình ảnh không nêu cụ thể khổ thơ vẫn có thể cho điểm tối đa. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn. 0,25 - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 + Đúng kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội; hệ thống luận điểm mạch lạc; luận cứ rõ ràng, xác thực. c. Viết bài văn * Mở bài - Nêu vấn đề nghị luận: 0,5 + Hiện tượng nghiện game là một hiện tượng phổ biến hiện nay. + Hiện tượng đáng lo ngại với học sinh, gia đình và xã hội.
  7. * Thân bài 1. Giải thích: + Game là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các 1,0 thiết bị như máy tính, điện thoại di động, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. + Nghiện là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. => Nghiện game là hiện tượng tập trung quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2. Bàn luận: a. Thực trạng - Tình trạng nghiện game ở đối tượng học sinh đang ngày càng gia tăng, trở thành một mối quan tâm, lo lắng của nhiều gia đình và nhà trường - Biểu hiện của nghiện game có thể dễ nhận biết người chơi dành hầu hết thời gian để chơi các trò chơi trên thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, nghỉ học thường xuyên, lơ đãng học hành, (Dẫn chứng) b. Nguyên nhân 1,0 - Nguyên nhân chủ quan + Bản thân học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. + Do bạn bè xấu rủ rê, tính tò mò, do áp lực học tập căng thẳng, mệt mỏi. - Nguyên nhân khách quan + Do cha mẹ không quan tâm hoặc quá quan tâm mua sắm các thiết bị điện thoại thông minh và cho con quá nhiều tiền + Do nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ, sát sao, thông tin kịp thời về tình trạng của học sinh hiện tại. + Các nhà phát minh đã quá tập trung vào sang tạo ra các loại game đa dạng, phong phú nhằm thu hút học sinh và giới trẻ. c. Hậu quả: - Đối với người nghiện game bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, dễ mắc các bệnh về mắt, về thần kinh, đặc biệt là chứng bệnh trầm cảm, hoang tưởng - Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút, tâm lí chán học - Người nghiện dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp, nghiện ngập - Đối với gia đình: bố mẹ lo lắng, buồn phiền, mất niềm tin vào con cái. - Đối với xã hội: mầm mống của tệ nạn, vi phạm pháp luật, đạo đức xuống cấp d. Giải pháp: - Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí lành mạnh, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí. - Gia đình và nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. - Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. * Kết bài - Khẳng định lại vấn đề (vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời) - Rút ra bài học, lời kêu gọi, nhắn nhủ của bản thân.
  8. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời văn mạch lạc, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, bài viết lôi 0,25 cuốn, hấp dẫn. NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Đặng Thị Hiền Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà