Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề 5 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản sau:

BỆNH LỀ MỀ

      Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.

     Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.

     Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.

     Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay một giờ!

     Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

 (Theo Phương Thảo - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 20)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản “Bệnh lề mề” thuộc loại văn bản nào? 

A. Văn bản biểu cảm

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản tự sự

D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

A. Việc ăn mặc không đúng tác phong. 

B. Việc nói năng thiếu văn hóa

C. Việc coi thường giờ giấc.

D. Việc vứt rác bừa bãi.

Câu 3: Nhận định nào không đúng về văn bản “Bệnh lề mề”?

A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết.

B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc.

C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ rõ ràng, cụ thể.

D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

docx 5 trang Thái Bảo 26/07/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề 5 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề 5 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Nội Tổng Kĩ dung/đơn % TT Mức độ nhận thức năng vị kiến điểm thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bản hiểu nghị luận 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Nghị luận về một vấn đề 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 trong đời sống Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Chươn Nội dung/ thức TT g/ Đơn vị Mức độ đánh giá Nhậ Thông Vận Vận Chủ đề kiến thức n hiểu dụng dụng biết cao 1 Đọc - Văn bản Nhận biết: hiểu nghị luận - Nhận biết được các ý kiến, 3 TN 2TL lí lẽ, bằng chứng trong văn 5TN bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống - Xác định được phép liên kết Thông hiểu: - Xác định được nội dung chính của văn bản - Chỉ ra tác dụng của dấu chám lửng Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết Nghị luận Nhận biết: 1TL* 1TL* 1TL* về một Thông hiểu: Vận dụng: vấn đề 1TL* trong đời Vận dụng cao: sống. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: BỆNH LỀ MỀ Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa. Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được. Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay một giờ! Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa. (Theo Phương Thảo - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 20) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản “Bệnh lề mề” thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự D. Văn bản thuyết minh Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? A. Việc ăn mặc không đúng tác phong. B. Việc nói năng thiếu văn hóa C. Việc coi thường giờ giấc. D. Việc vứt rác bừa bãi. Câu 3: Nhận định nào không đúng về văn bản “Bệnh lề mề”? A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết. B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc. C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ rõ ràng, cụ thể. D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
  4. Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào? “Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. ” A. Phép thế B. Phép lặp C. Phép liên tưởng D. Phép nối Câu 5: Ý nào không đúng khi nói về “tác hại của bệnh lề mề” từ văn bản trên? A. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. B. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không bàn bạc tháu đáo. C. Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng. D. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt. Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu sau dùng để làm gì? Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. A. Tỏ ý còn nhiều hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Câu 7: Văn bản “Bệnh lề mề” bàn về những khía cạnh nào của vấn đề? A. Biểu hiện, nguyên nhận, mặt lợi, giải pháp B. Biểu hiện, nguyên nhận, mặt hại, giải pháp C. Khái niệm, nguyên nhận, mặt lợi, giải pháp D. Khái niệm, nguyên nhận, mặt hại, giải pháp Câu 8: Văn bản “Bệnh lề mề” sử dụng phép lập luận nào? A. Phép lập luận giải thích B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ C. Phép liệt kê và đưa số liệu D. Phép lập luận phân tích và chứng minh Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến sau đây không? Vì sao? Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa. Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý kèm lí giải 1,0 hợp lí 10 HS nêu được ít nhất 01 bài học về việc sử dụng thời gian: 1,0 Gợi ý: - Cần tuân thủ thời gian để không ảnh hưởng đến người khác và công việc chung - Phải có kế hoạch cụ thể để không lãng phí thời gian II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát 0,25 được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề 0,25 trong đời sống mà em quan tâm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận - Triển khai các vấn đề nghị luận - Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, 2.5 - Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5