Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hương Nhi (Có đáp án)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Mẹ” là gì?

A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Thuyết minh.

Câu 2: Bài thơ “Mẹ” mượn hình ảnh loài cây nào để khắc họa hình ảnh người mẹ?

A. Cây tre. B. Cây vú sữa. C. Cây cau. D. Cây bầu.

Câu 3: Bài thơ “Mẹ” là lời của ai?

A. Người con.

B. Người mẹ.

C. Người cháu.

D. Người bà.

Chú thích:

(1) và (2): Bổ quả cau thành 4 miếng, 8 miếng

Câu 4: Bài thơ “Mẹ” viết về điều gì?

A. Viết về mẹ và sự già đi của mẹ theo năm tháng.

B. Viết về những năm tháng tần tảo của người bà.

C. Viết về những tháng ngày gian khó của người bà chăm sóc cháu.

D. Viết về người mẹ phải để lại đứa con cho họ hàng đi tha phương cầu thực.

Câu 5: Bài thơ “Mẹ” được chia làm mấy khổ?

A. 2 khổ. B. 3 khổ. C. 4 khổ. D. 5 khổ.

Câu 6. Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 bài thơ “Mẹ” có mối quan hệ với nhau như thế nào nghĩa?

A. Tương đồng. B. Đối lập. C. Đồng nhất. D. Tương cận.

docx 14 trang Thái Bảo 06/07/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hương Nhi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Hương Nhi (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn – Lớp 7 NĂM HỌC 2023- 2024 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: Công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. - Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm nói tránh - Thực hành: trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống trên cơ sở tôn trọng các ý kiến khác biệt. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực sáng tạo: biết nói giảm nói tránh trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu văn học II. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn Vận dụng % điểm TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến thức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Thơ (4 chữ, 3 0 5 0 0 2 0 60% 5 chữ) 2 Viết Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40% Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. III. BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức T Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Vận T năng Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu Dụng thức cao 1 Đọc Thơ Nhận biết: 3TN 5TN 2TL hiểu (thơ - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, bốn các biện pháp tu từ trong bài thơ. chữ, - Nhận biệt được bố cục, những hình năm ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả chữ) được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích và nêu được ý nghĩa giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Công dụng của dấu ba chấm. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2. Viết Viết Nhận biết: 1* 1* 1* 1 bài - Nhận biết được yêu cầu của đề về TL* văn kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. biểu Thông hiểu: cảm về - Viết đúng về nội dung, về hình thức người (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) mà em Vận dụng: yêu - Viết được bài văn biểu cảm về người quý mà em yêu qúy thể hiện cảm xúc của bản thân trước sự việc cần bàn luận. Vận dụng cao: - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung % 60 40
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Mã đề: 01 Phần I: ĐỌC HIỂU (6 điểm): A. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Ghi lại vào bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng nhất MẸ Lưng mẹ còng rồi Một miếng cau khô Cau thì vẫn thẳng Khô gầy như mẹ Cau-ngọn xanh rờn Con nâng trên tay Mẹ-đầu bạc trắng Không cầm được lệ Cau ngày càng cao Ngẩng hỏi giời vậy Mẹ ngày một thấp -Sao mẹ ta già? Cau gần với giời Không một lời đáp Mẹ thì gần đất! Mây bay về xa. (Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu, NXB Ngày con còn bé Quân đội nhân dân, 2003) Cau mẹ bổ tư (1) Giờ mẹ bổ tám (2) Mẹ còn ngại to! Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Mẹ” là gì? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Thuyết minh. Câu 2: Bài thơ “Mẹ” mượn hình ảnh loài cây nào để khắc họa hình ảnh người mẹ? A. Cây tre. B. Cây vú sữa. C. Cây cau. D. Cây bầu. Câu 3: Bài thơ “Mẹ” là lời của ai? A. Người con. B. Người mẹ. C. Người cháu. D. Người bà. Chú thích: (1) và (2): Bổ quả cau thành 4 miếng, 8 miếng
  4. Câu 4: Bài thơ “Mẹ” viết về điều gì? A. Viết về mẹ và sự già đi của mẹ theo năm tháng. B. Viết về những năm tháng tần tảo của người bà. C. Viết về những tháng ngày gian khó của người bà chăm sóc cháu. D. Viết về người mẹ phải để lại đứa con cho họ hàng đi tha phương cầu thực. Câu 5: Bài thơ “Mẹ” được chia làm mấy khổ? A. 2 khổ. B. 3 khổ. C. 4 khổ. D. 5 khổ. Câu 6. Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 bài thơ “Mẹ” có mối quan hệ với nhau như thế nào nghĩa? A. Tương đồng. B. Đối lập. C. Đồng nhất. D. Tương cận. Câu 7: Cách ngắt nhịp nào sau đây đúng với các dòng thơ trong bài thơ “Mẹ” ? A. 1/3. B. 1/2. C. 2/2. D. Đáp án B và C. Câu 8: Bài thơ “Mẹ” thuộc thể loại gì? A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Thơ bốn chữ. D. Thơ lục bát. B. Tự luận (4 điểm) Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ Câu 2. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với người mẹ thân yêu. Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng. Phần II: VIẾT (4 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý. CHÚC CÁC CON LÀM BÀI TỐT! UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Ngữ văn- Lớp 7
  5. Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Mã đề: 01 Phần I: ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A A D B D D Phần tự luận ( 4 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ : - Biện pháp tu từ so sánh: (1 điểm) Câu 1 Một miếng cau khô ( 2 điểm) Khô gầy như mẹ - Tác dụng (1 điểm) Ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô gợi lên hình ảnh già nua của người mẹ. Sự hi sinh tần tảo của mẹ dành cho con. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần. Nhà thơ bộc lộ nỗi xót xa, cay đắng, khi chứng kiến tuổi già của mẹ đang đến gần. - Học sinh nêu được tình cảm của mình với mẹ Câu 2 + Yêu những vẻ đẹp của mẹ ( 2 điểm) + Trân trọng biết ơn sự hi sinh của mẹ Phần II: VIẾT ( 4 điểm) 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần MB, TB, KB. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Biểu cảm về người mà em yêu quý - Giới thiệu người đó là ai? 0.5 - Miêu tả về ngoại hình, tính cách của người đó 0.5 - Người đó có những đặc điểm nào nổi bật về tính cách hoặc ngoại hình? 0.5 - Những câu chuyện hoặc kỉ niệm về người đó? + Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó: vui vẻ, hạnh phúc hay bất 1 ngờ + Lí giải vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó? - Người đó đã để lại ấn tượng gì cho em?.
  6. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp BGH TTCM NTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo Trần Hương Nhi
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Mã đề: 02 PHẦN I. ĐỌC HIỂU(6 điểm): A. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Ghi lại vào bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng nhất TIẾNG GÀ TRƯA Trên đường hành quân xa Tiếng gà trưa Dừng chân bên xóm nhỏ Tay bà khum soi trứng Tiếng gà ai nhảy ổ: Dành từng quả chắt chiu “Cục cục tác cục ta” Cho con gà mái ấp Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Cứ hàng năm hàng năm Nghe gọi về tuổi thơ Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi (1) Tiếng gà trưa Mong trời đừng sương muối (2) Ổ rơm hồng những trứng Để cuối năm bán gà Này con gà mái mơ Cháu được quần áo mới Khắp mình hoa đốm trắng Ôi cái quần chéo go (3) Này con gà mái vàng Ống rộng dài quét đất Lông óng như màu nắng Cái áo cánh trúc bâu (4) Đi qua nghe sột soạt Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: Tiếng gà trưa - Gà đẻ mà mày nhìn Mang bao nhiêu hạnh phúc Rồi sau này lang mặt! Đêm cháu về nằm mơ Cháu về lấy gương soi Giấc ngủ hồng sắc trứng Lòng dại thơ lo lắng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh, Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968) Câu 1: Thể loại của bài thơ? A. Thơ 5 chữ. B. Thơ 4 chữ. C. Thơ tự do. D. Thơ lục bát. Chú thích: (1)Gà toi: Gà bị chết (2)Sương muối: Sương đông thành những hạt băng trắng xóa làm hại đối với cây cỏ vật nuôi (3) Chéo go: Vải dày, trên mặt có những đường chéo. (4) Trúc bâu: Vải trắng dày, dệt bằng sợi bông
  8. Câu 2: Dòng thơ nào có cấu trúc giống nhau? A. Giấc ngủ hồng sắc trứng /Cháu chiến đấu hôm nay B. Có tiếng bà vẫn mắng/ - Gà đẻ mà mày nhìn C. Bà ơi cũng vì bà /Vì tiếng gà cục tác. D. Vì lòng yêu Tổ quốc /Vì xóm làng thân thuộc Câu 3: Tiếng gà trưa viết về đề tài gì? A. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương. B. Vẻ đẹp thiên nhiên. C. Tâm trạng con người. D. Cả A và B đều đúng. Câu 4: Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai? A. Người bà. B. Người cháu. C. Con gà. D. Tiếng gà. Câu 5: Cảm xúc bao trùm lên tác phẩm Tiếng gà trưa: A. Tình yêu gia đình. B. Tiếng bà mắng. C. Tình yêu thiên nhiên của con người. D. Nỗi nhớ quá khứ. Câu 6: Người cháu nhớ lại kỉ niệm cùng bà khi đang làm gì? A. Khi đang chiến đấu. B. Khi ở đơn vị. C. Khi trên đường về quê. D. Trên đường hành quân. Câu 7: Bài thơ “ Tiếng gà trưa” được phân tích theo thứ tự nào? A. Từ quá khứ đến hiện tại. B. Từ hiện tại đến tương lai. C. Từ quá khứ đến tương lai. D.Từ hiện tại đến quá khứ. Câu 8: Phép tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ đầu? A. Điệp ngữ. B. Nhân hóa. C. Nói giảm nói tránh. D. So sánh. B. Tự luận (4 điểm): Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Câu 2. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với những người thân yêu. Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng. PHẦN II: VIẾT(4 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý. CHÚC CÁC CON LÀM BÀI TỐT!
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Ngữ văn- Lớp 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Mã đề: 02 Phần I: Đọc hiểu ( 6 điểm) Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A B A D A A Phần tự luận ( 4 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ : - Biện pháp tu từ so sánh (1 điểm) Câu 1 Này con gà mái vàng ( 2 Lông óng như màu nắng Tác dụng (1 điểm) điểm) - Hình ảnh con gà mái với màu lông đặc biệt đã in đậm trong hồi ức trẻ thơ của tác giả. Trong con mắt của trẻ nhỏ, mọi thứ xung quanh đều đẹp đẽ, lung linh. Ấn tượng ấy đã theo người lính và trở thành động lực cho anh lên đường đánh giặc. Qua đó, thể hiện những tình cảm trân trọng, nâng niu kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. - Học sinh nêu được tình cảm của mình với người mà em yêu quý: Câu 2 + Yêu những vẻ đẹp của người đó. ( 2 + Họ đã làm gì để chăm sóc, giúp đỡ em. điểm) + Lời nhắn nhủ, gửi gắm đến người đó. Phần II: VIẾT ( 4 điểm) 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần MB, TB, KB. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Biểu cảm về người mà em yêu quý - Giới thiệu người đó là ai? 0.5 - Miêu tả về ngoại hình, tính cách của người đó 0.5 - Người đó có những đặc điểm nào nổi bật về tính cách hoặc ngoại hình? 0.5 - Những câu chuyện hoặc kỉ niệm về người đó? 1 + Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó: vui vẻ, hạnh phúc hay bất ngờ + Lí giải vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó? - Người đó đã để lại ấn tượng gì cho em?.
  10. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp BGH TTCM NTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo Trần Hương Nhi
  11. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Mã đề: 03 Phần I: Đọc hiểu (6 điểm): A. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Ghi lại vào bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Ông đồ Mỗi năm hoa đào nở Ông đồ vẫn ngồi đấy Lại thấy ông đồ (1) già Qua đường không ai hay Bày mực Tàu, giấy đỏ Lá vàng rơi trên giấy Bên phố đông người qua. Ngoài trời mưa bụi bay Bao nhiêu người thuê viết Năm nay đào lại nở Tấm tắc (2) ngợi khen tài: Không thấy ông đồ xưa “Hoa tay (3) thảo (4) những nét Những người muôn năm cũ Như phượng múa, rồng bay” Hồn ở đâu bây giờ? 1936 Nhưng mỗi năm mỗi vắng Vũ Đình Liên Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên (5) sầu Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì? A. Thơ lục bát. B. Thơ bốn chữ. C. Thơ năm chữ. D. Thơ tự do. Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào? A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến. B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học. C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc. D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ. Câu 3: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì? A. Ông đồ rất tài hoa. B. Ông đồ viết văn rất hay. C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp. D. Ông đồ có nét chữ bình thường. Chú thích: (1) Ông đồ: Thày dạy học chữ Nho ngày xưa (2) Tấm tắc: Luôn miệng nói ra những tiếng tỏ ý khen ngợi (3) Hoa tay: Đường vân xoáy tròn ở đầu ngón tay được coi là dấu hiệu tài hoa. (4) Thảo: Viết nhanh, đẹp (5) Nghiên: Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng, có lòng trũng để mài.
  12. Câu 4: Hai câu thơ "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. So sánh. Câu 5: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"? A. Lá vàng. B. Hoa đào. C. Mực tàu. D. Giấy đỏ. Câu 6: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là: A. Người dạy học nói chung. B. Người dạy học chữ nho xưa. C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho. D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực. Câu 7: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ? A. “Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.” B. “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.” C. “Bao nhiêu người thuê viết – Tấm tắc ngợi khen tài.” D. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu.” Câu 8: Những Ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào? A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc. B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích. C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ. D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân. B. Tự luận (4 điểm) Câu 1. Nhà thơ đã thể hiện những nỗi niềm, tâm tư gì qua khổ thơ cuối? Câu 2: Từ nội dung bài thơ "Ông đồ", em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng. Phần II: Viết (4 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý. CHÚC CÁC CON LÀM BÀI TỐT!
  13. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Ngữ văn- Lớp 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Mã đề: 03 PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D C C B C A C Phần tự luận ( 4 điểm) - Bài thơ cũng như đang kể một câu chuyện về văn hóa xuất hiện rồi mất đi khi lòng yêu mến của con người thay đổi. Văn Câu 1 hóa phụ thuộc vào thị hiếu, khi nó không còn phù hợp thì sẽ bị ( 2 điểm) đoà thải dần dần rồi cuối cùng chỉ còn lại chút kí ức, hay được ghi lại bởi trái tim nghệ sĩ như Vũ Đình Liên. Nếu như phần đầu bài thơ là sự phấn khởi, vui vẻ thì khổ cuối như một nốt cao trào kết thúc bằng tâm thế trùng xuống hay lòng yêu văn hóa viết chữ Nho không còn: “giấy đỏ buồn không thấm/ Mực đọng trong nghiên sầu”. (1 điểm) - Qua khổ thơ cuối bài, nhà thơ đã thể hiện những nổi niềm, tâm tư riêng. Khổ thơ cuối như một sự khắc khoải và dai dẳng. Nhịp tuần hoàn của thời gian vẫn tiếp nối, mỗi mùa xuân lại đến lại đi, để rồi năm nay, ta không còn thấy bóng dáng ông Đồ. (1 điểm) - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. Câu 2 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. ( 2 điểm) - Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được "tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì ngày nay, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng.(1 điểm) - Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.(1 điểm) Phần II: VIẾT ( 4 điểm) 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Biểu cảm về người mà em yêu quý - Giới thiệu người đó là ai? 0.5
  14. - Miêu tả về ngoại hình, tính cách của người đó 0.5 - Người đó có những đặc điểm nào nổi bật về tính cách hoặc ngoại hình? 0.5 - Những câu chuyện hoặc kỉ niệm về người đó? + Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó: vui vẻ, hạnh phúc hay bất 1 ngờ + Lí giải vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó? - Người đó đã để lại ấn tượng gì cho em?. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, có những biện pháp tu từ phù hợp BGH TTCM NTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo Trần Hương Nhi