Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Kim Thị Viên (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

*Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án em chọn là đúng ra giấy kiểm tra

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Thuyết minh. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Biểu cảm.

Câu 2: Trong văn bản trên, người viết đã chỉ ra thời gian có mấy giá trị?

  1. 2 giá trị B. 3 giá trị C. 4 giá trị D. 5 giá trị

Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được nhiều điều cho ai?

A. Cho bản thân. B. Cho xã hộị.

C. Cho bản thân và xã hội. D. Cho bản thân và gia đình.

Câu 4: Xác định phép liên kết trong câu sau: Ngạn ngữ có câuThời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được”.

A. Phép lặp, phép thế. B. Phép liên tưởng, phép thế

C. Phép nối, phép lặp. D. Phép thế, phép nối.

docx 16 trang Thái Bảo 06/07/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Kim Thị Viên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_k.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Kim Thị Viên (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: 2/5/2024 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của học sinh về các đơn vị kiến thức văn bản, tiếng Việt + Văn nghị luận + Văn bản thông tin + Tiếng Việt: Dấu ba chấm, thành ngữ, tục ngữ, mạch lạc và liên kết trong văn bản + Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, 2. Năng lực: - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh - Sáng tạo, tự học, trình bày khoa học. Khái quát trình bày kiến thức mạch lạc, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, viết bài văn. 3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi học và làm bài. II. MA TRẬN Đơn vị Mức độ nhận thức Tổng Kĩ kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % TT năng thức/ kĩ điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL năng Đọc Văn nghị 1 hiểu luận 4 0 4 0 0 2 0 0 60 Văn bản thông tin Nghị 2 Viết luận về một hiện tượng 0 1/4* 0 14/* 0 1/4* 0 1/4* 40 trong đời sống xã hội Tổng câu 1/4 4 1/4 0 2 và 0 1.0 4 1/4 Tổng điểm 1 1 1 1 0 5.0 0 1.0 Tỉ lệ % 20% 20% 50% 10% Tỉ lệ chung 40% 60%
  2. III. BẢN ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi Chươ dung/ theo mức độ nhận thức TT ng/ đơn vị Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận chủ đề kiến dụng biết hiểu dụng thức cao Đọc- Văn bản Nhận biết: 4TN 4TN 2TL hiểu nghị luận - Kiểu bài: Nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng trong đời sống. - Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Mở bài, thân bài, kết bài). - Xác định đúng vấn đề nghị luận. Thông hiểu: - Học sinh xác định các luận điểm cần có trong bài văn. Vận dụng: + Biết xây dựng và sắp xếp hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng có tính thuyết phục làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. + Lập luận hợp lí, hiệu quả + Vận dụng các thao tác khi nghị luận. + Vận dụng các phương thức biểu đạt linh hoạt. Vận dụng cao: + Sáng tạo, linh hoạt trong lập luận. + Văn viết có giọng điệu riêng. + Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, dễ hiểu, tính hoàn chỉnh của văn bản. Văn bản Nhận biết: thông tin
  3. - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. Viết Nghị luận Nhận biết: Nêu được ý 1/4TL* 1/4TL* 1/4TL* 1/4TL về một kiến * hiện Thông hiểu: Hiểu được tượng ý nghĩa, phân tích những trong đời hạn chế của ý kiến liên sống xã quan đến bài văn hội
  4. Vận dụng: Tạo lập văn bản tự sự có bố cục ba phần Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. 4TN và 4TN và 2 và 1/4TL Tổng câu 1/4TL 1/4TL 1/4TL Tổng điểm 2 2 5 1 Tỉ lệ (%) 20 20 50 10 Tỉ lệ chung 40 60
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 2/5/2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 01 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục) *Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án em chọn là đúng ra giấy kiểm tra Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Thuyết minh. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Biểu cảm. Câu 2: Trong văn bản trên, người viết đã chỉ ra thời gian có mấy giá trị? A. 2 giá trị B. 3 giá trị C. 4 giá trị D. 5 giá trị Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được nhiều điều cho ai? A. Cho bản thân. B. Cho xã hộị. C. Cho bản thân và xã hội. D. Cho bản thân và gia đình. Câu 4: Xác định phép liên kết trong câu sau: Ngạn ngữ có câu “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được”. A. Phép lặp, phép thế. B. Phép liên tưởng, phép thế C. Phép nối, phép lặp. D. Phép thế, phép nối. Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa. B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
  6. A. Bàn về giá trị của sự sống. B. Bàn về giá trị của sức khỏe. C. Bàn về giá trị của thời gian. D. Bàn về giá trị của tri thức. Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người. C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian. D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật. Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống. D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?” Câu 10: Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng “Giữ gìn vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ 01. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 D 0,25 3 C 0,25 4 C 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 A 0,25 9 Học sinh có thể lí giải: - Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng 0,5 - Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, 0,75 có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không 0,75 thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. 10 Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân: 2,0 - Thời gian là vô giá và không thể nào mua lại được. - Cần trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời. - Sử dụng thời gian một cách hợp lý, hiệu quả để học tập, làm việc và cống hiến cho xã hội. - Bỏ phí thời gian sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà ta không thể nào sửa chữa được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong 0,25 đời sống b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về một vấn đề 0,25 trong đời sống. HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: 0,5 Giới thiệu ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. Nêu quan điểm phản đối ý kiến trên *Thân bài: 2 - Giải thích ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương.
  8. - Phản đối ý kiến trên: + Vệ sinh trường học là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong trường. + Việc giao cho bác lao công toàn bộ trách nhiệm vệ sinh trường học có nhiều hạn chế. - Lý do cần phản đối ý kiến trên: + Giữ gìn vệ sinh trường học là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. + Tham gia vệ sinh trường học là rèn luyện tính tự giác, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết cho học sinh. -Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh. + Trường học sạch đẹp sẽ tạo ấn tượng tốt với học sinh, phụ huynh. + Góp phần xây dựng hình ảnh nhà trường văn minh, hiện đại. * Kết bài: - Khẳng định lại quan điểm phản đối ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. - Nêu lời kêu gọi mọi người trong nhà trường chung tay giữ 0,5 gìn vệ sinh trường học. c. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng mạch lạc, phù hợp với vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận. d. Sáng tạo: 0,25 - Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc. - Bố cục mạch lạc hoàn chỉnh, bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt. BGH TTCM NTCM NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo Kim Thị Viên
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 2/5/2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 02 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Quốc dân Việt Nam! Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí. Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng. Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử. Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức. (Chống nạn thất học- Hồ Chí Minh) *Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng ra giấy kiểm tra Câu 1. Văn bản trên được viết theo kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Kêu gọi nhân dân cùng nhau đánh giặc. B. Kêu gọi nhân dân cùng nhau chống nạn thất học.
  10. C. Kêu gọi nhân dân cùng nhau xây dựng đất nước. D. Kêu gọi nhân dân chống lại những hủ tục phong kiến. Câu 3. Sau khi giành được độc lập, nhiệm vụ cấp tốc mà chúng ta phải thực hiện ngay là nhiệm vụ nào? A. Nâng cao dân trí B. Chống thù trong giặc ngoài C. Xây dựng nếp sống văn hoá D. Xóa bỏ hủ tục lạc hâu Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt? A. Độc lập B. Phụ nữ C. Công việc D. Người làm Câu 5. Tại sao thực dân Pháp lại thực hiện “chính sách ngu dân” với người Việt? A. Không tốn kém kinh phí để mở trường, lớp. B. Muốn tập trung vào khai thác thuộc địa. C. Dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. D. Hệ thống giáo dục chưa phát triển. Câu 6. Theo tác giả, vì sao phụ nữ cần phải học? A. Để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử. B. Để mở mang tầm hiểu biết của bản thân, xã hội tôn trọng. C. Để nuôi dạy con cái và tham gia các công việc xã hội. D. Để không bị áp bức, đè nén trong xã hội. Câu 7. Thế nào là “chính sách ngu dân”? A. Mở rộng phạm vi khai thác, bóc lột nhân dân trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục. B. Kìm hãm, không cho sự phát triển dân trí, làm cho dân luôn trong vòng mu muội, dốt nát để dễ bề cai trị. C. Kìm hãm sự phát triển văn hóa của dân tộc, không cho nhân dân giao lưu giữa các địa phương. D. Tuyên tuyền văn hóa mê tín dị đoan, ma chay, cưới hỏi tốn kém, làm cho nhân dân ngày càng khốn khổ. Câu 8. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào trong đoạn trích sau: “Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.” A. Nói quá B. Nói giảm nói tránh C. Điệp từ D. So sánh Câu 9. Em hãy nêu bổn phận và trách nhiệm của em với dân tộc mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Câu 10. Tác giả muốn gửi đến người đọc lời nhắn nhủ gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng “Giữ gìn vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
  11. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 B 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 HS nêu được bổn phận, trách nhiệm của người học sinh theo 2,0 cách riêng. Có thể hướng tới các bài học sau: + Chăm chỉ học hành để rèn đức, luyện tài. + Nghe lời cha mẹ và thầy cô + Làm những công việc vừa sức + Yêu thương và giúp đỡ người khác. Lưu ý: Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5 2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa. 10 HS xác định được điều Bác Hồ muốn nhắn nhủ là muốn giữ 2,0 vững được nền độc lập thì chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ cấp bách là nâng cao dân trí, mọi tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội phải ra sức học tập. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời 0,25 sống b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về một vấn đề trong0,25 đời sống. HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: 0,5 Giới thiệu ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. Nêu quan điểm phản đối ý kiến trên *Thân bài: 2
  12. - Giải thích ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. - Phản đối ý kiến trên: + Vệ sinh trường học là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong trường. + Việc giao cho bác lao công toàn bộ trách nhiệm vệ sinh trường học có nhiều hạn chế. - Lý do cần phản đối ý kiến trên: + Giữ gìn vệ sinh trường học là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. + Tham gia vệ sinh trường học là rèn luyện tính tự giác, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết cho học sinh. -Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh. + Trường học sạch đẹp sẽ tạo ấn tượng tốt với học sinh, phụ huynh. + Góp phần xây dựng hình ảnh nhà trường văn minh, hiện đại. * Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại quan điểm phản đối ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. - Nêu lời kêu gọi mọi người trong nhà trường chung tay giữ gìn vệ sinh trường học. c. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng mạch lạc, phù hợp với vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận. d. Sáng tạo: 0,25 - Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc. - Bố cục mạch lạc hoàn chỉnh, bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả lỗi câu, lỗi diễn đạt. BGH TTCM NTCM NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo Kim Thị Viên
  13. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 2/5/2024 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ 03 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. (Trích Hương khúc -Tôi khóc những cánh đồngraukhúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017) *Thực hiện các yêu cầu: Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng ra giấy kiểm tra Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm. Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? A. Người mẹ. B. Bà và mẹ. C.Tôi và bà. D.Tôi và mẹ. Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai.
  14. C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? A. Rau khúc và bột nếp. B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”? A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Nấu. B. Rán. C. Nướng D. Xào. Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”? A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công. B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã? A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt? Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng “Giữ gìn vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
  15. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ 03 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 A 0,25 8 D 0,25 9 - HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc: 2,0 Trong cảm nhận của người cháu, nó cứ nhai mãi mà không muốn nuốt, cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc. Tất cả những điều ấy đã làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Nó đã để mãi ấn tượng sâu đậm trong lòng người cháu về bánh khúc chốn làng quê. 10 - HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà: 2,0 + Cháu rất yêu thương, kính trọng bà. + Luôn nhớ về những món ăn bình dị, dân dã mà cũng đầy ắp tình yêu mà bà dành cho cháu. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời 0,25 sống b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về một vấn đề trong 0,25 đời sống. HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 * Mở bài: Giới thiệu ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. Nêu quan điểm phản đối ý kiến trên *Thân bài: 2 - Giải thích ý kiến cho rằng giữ gìn vệ sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. - Phản đối ý kiến trên: + Vệ sinh trường học là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong trường.
  16. + Việc giao cho bác lao công toàn bộ trách nhiệm vệ sinh trường học có nhiều hạn chế. - Lý do cần phản đối ý kiến trên: + Giữ gìn vệ sinh trường học là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. + Tham gia vệ sinh trường học là rèn luyện tính tự giác, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết cho học sinh. -Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh. + Trường học sạch đẹp sẽ tạo ấn tượng tốt với học sinh, phụ huynh. + Góp phần xây dựng hình ảnh nhà trường văn minh, hiện đại. * Kết bài: - Khẳng định lại quan điểm phản đối ý kiến cho rằng giữ gìn vệ 0,5 sinh trường học là việc của bác lao công đã được nhà trường trả lương. - Nêu lời kêu gọi mọi người trong nhà trường chung tay giữ gìn vệ sinh trường học. c. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng mạch lạc, phù hợp với vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận. d. Sáng tạo: 0,25 - Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc. - Bố cục mạch lạc hoàn chỉnh, bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả lỗi câu, lỗi diễn đạt. BGH TTCM NTCM NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo Kim Thị Viên