Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:
HAI BIỂN HỒ
[1] Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
[2] Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
[3] Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: “Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Trẻ, 2007)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Miêu tả |
C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Câu 2: Những biển hồ nào được nhắc đến trong văn bản trên?
A. Biển Chết và biển Ga-li-lê B. Biển Chết và biển Jordan |
C. Biển Ga-li-lê và biển Jordan D. Biển Jordan và biển Pa-le-xtin |
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_p.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng 6TN 2TN 1TL chứng trong văn bản 1TL* 1TL* - Nhận biết được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong văn bản - Nhận biết được thuật ngữ - Nhận biết được biện pháp tu từ Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của đoạn văn bản - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Hiểu được tác dụng của các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong văn bản - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội
- dung, ý nghĩa của văn bản. 2 Viết Nghị luận về một Nhận biết: vấn đề trong đời Thông hiểu: sống Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Tổng 6TN 2TN 1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 702 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/04/2023 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: HAI BIỂN HỒ [1] Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. [2] Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li- lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người [3] Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: “Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình”. (Theo Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Trẻ, 2007) Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Những biển hồ nào được nhắc đến trong văn bản trên? A. Biển Chết và biển Ga-li-lê C. Biển Ga-li-lê và biển Jordan B. Biển Chết và biển Jordan D. Biển Jordan và biển Pa-le-xtin Câu 3: Biển hồ thứ hai có đặc điểm gì? A. Không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh B. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi C. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó D. Người uống phải nước hồ cũng bị bệnh Câu 4: Dòng nào KHÔNG nói về biển Chết? A. Tràn nước qua các hồ nhỏ B. Nước mặn chát C. Không có sự sống nào bên trong D. Không ai muốn sống gần Câu 5: Đoạn văn (1) và (2) liên kết với nhau bởi từ ngữ và phép liên kết nào?
- A. “Nhưng” - Phép thế C. “điều kì lạ” - Phép lặp B. “Nhưng” - Phép nối D. “điều kì lạ” - Phép thế Câu 6: Quan điểm của tác giả trong văn bản được thể hiện như thế nào? A. Hai biển hồ đều nhận nguồn nước từ một dòng sông. B. Biển Chết không chia sẻ nước nên mặn chát. C. Có bàn tay sẻ chia thì con người mới hạnh phúc D. Cuộc đời thật bất hạnh khi chỉ biết giữ cho riêng mình. Câu 7: Từ nào sau đây có thể được dùng như một thuật ngữ? A. Chia sẻ C. Kì lạ B. Định lí D. Trao ban Câu 8: Vấn đề văn bản bàn luận là gì? A. Bàn luận về câu chuyện của hai biển hồ B. Bàn luận về những biển hồ nổi tiếng trên thế giới C. Bàn luận về sự sống và cái chết D. Bàn luận về những cách sống trong xã hội Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.” Câu 10: Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Trình bày khoảng 7 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Hiện nay, ở một số trường học, bên cạnh những gương học sinh tích cực tham gia công tác giữ gìn vệ sinh trường lớp, vẫn có nhiều bạn học sinh nghĩ rằng: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương”. Hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề này để thể hiện rõ quan điểm của em. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 7 ĐỀ: 702 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 B 0,25 8 D 0,25 9 - Xác định được biện pháp tu từ + Nhân hóa: Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình, 0,5 không chia sẻ - Tác dụng: + Biện pháp tu từ làm tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng tính 0,5 hấp dẫn, giúp sự vật trở nên gần gũi với con người + Biện pháp tu từ giúp người đọc dễ hình dung tính chất của 0,5 biển Chết Qua đó, tác giả thể hiện cảm xúc, thái độ trước cách sống 0,5 của con người trong xã hội 10 HS có thể rút ra một trong số các bài học sau: - Nhận thức: 1,0 + Yêu quý, trân trọng cuộc sống - Hành động: 1,0 + Sống hòa đồng, chia sẻ với mọi người, không ích kỷ II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về một vấn đề trong đời sống c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
- - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận - Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) - Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối - Liên hệ d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,5 lẽ, bằng chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Phạm Thị Hà