Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Bùi Bích Phương (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:
(1) “Bạn biết không, có những thành công bắt đầu từ những thất bại, khó khăn hàng vạn lần. (2) Chẳng hạn như Thô-mát Ê-đi-sơn (Thomas Edison), mấy ai biết rằng khi còn nhỏ Ê-đi-sơn đã từng bị đánh giá là “dốt đến mức không học được bất cứ thứ gì”. (3) Ông đã phải trải qua hàng ngàn thất bại trước khi phát minh ra dây tóc bóng đèn - phát minh mang đến kỉ nguyên ánh sáng cho nhân loại. (4) Hay như Nich Vu-chi-xích (Nich vujicic), chàng trai sinh ra đã khiếm khuyết tứ chi, thời đi học đã từng bị bạn bè chọc ghẹo đến mức muốn bỏ cuộc. (5) Bất chấp tất cả những rào cản và khó khăn, Nick vẫn khao khát sống và không ngừng vươn lên. (6) Giờ đây, anh đang sống một cuộc đời hạnh phúc. (7) Anh có một gia đình nhỏ, có thể bơi lội, chụp ảnh, lướt ván, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và là người truyền cảm hứng cho nhiều người để vươn đến một cuộc sống không giới hạn. (8) Cuộc sống sẽ càng trở nên thú vị hơn nếu có đủ các gia vị ngọt bùi, cay đắng, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. (9) Thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai sắc nhọn của đóa hoa hồng, bạn hãy ngắm nhìn và yêu thích màu hoa rực rỡ kiêu sa của nó. (10) Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến về phía trước. (11) Bạn thân mến, hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.”
(Trích Đừng từ bỏ cố gắng - Trần Thị Cẩm Quyên; Nhà xuất bản Giáo dục)
Câu 1: Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Miêu tả |
C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Câu 2: Các nhân vật được sử dụng làm bằng chứng trong đoạn văn bản trên là những ai?
A. Thomas Edison, Giooc Eliôt
B. Nick Vujicic, Albert Einstein
C. Giooc Eliôt, Albert Einstein
D. Thomas Edison, Nick Vujicic
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_b.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Bùi Bích Phương (Có đáp án)
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các 6TN 2TN 1TL ý kiến, lí lẽ, bằng 1TL* 1TL* chứng trong văn bản - Nhận biết được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong văn bản - Nhận biết được thuật ngữ - Nhận biết được biện pháp tu từ Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của đoạn văn bản - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của văn bản. 2 Viết Nghị luận về một Nhận biết: vấn đề trong đời Thông hiểu: 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* sống Vận dụng: Vận dụng cao:
- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Tổng 6TN 2TN 1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 701 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/04/2023 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: (1) “Bạn biết không, có những thành công bắt đầu từ những thất bại, khó khăn hàng vạn lần. (2) Chẳng hạn như Thô-mát Ê-đi-sơn (Thomas Edison), mấy ai biết rằng khi còn nhỏ Ê-đi-sơn đã từng bị đánh giá là “dốt đến mức không học được bất cứ thứ gì”. (3) Ông đã phải trải qua hàng ngàn thất bại trước khi phát minh ra dây tóc bóng đèn - phát minh mang đến kỉ nguyên ánh sáng cho nhân loại. (4) Hay như Nich Vu- chi-xích (Nich vujicic), chàng trai sinh ra đã khiếm khuyết tứ chi, thời đi học đã từng bị bạn bè chọc ghẹo đến mức muốn bỏ cuộc. (5) Bất chấp tất cả những rào cản và khó khăn, Nick vẫn khao khát sống và không ngừng vươn lên. (6) Giờ đây, anh đang sống một cuộc đời hạnh phúc. (7) Anh có một gia đình nhỏ, có thể bơi lội, chụp ảnh, lướt ván, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và là người truyền cảm hứng cho nhiều người để vươn đến một cuộc sống không giới hạn. (8) Cuộc sống sẽ càng trở nên thú vị hơn nếu có đủ các gia vị ngọt bùi, cay đắng, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. (9) Thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai sắc nhọn của đóa hoa hồng, bạn hãy ngắm nhìn và yêu thích màu hoa rực rỡ kiêu sa của nó. (10) Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến về phía trước. (11) Bạn thân mến, hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.” (Trích Đừng từ bỏ cố gắng - Trần Thị Cẩm Quyên; Nhà xuất bản Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Các nhân vật được sử dụng làm bằng chứng trong đoạn văn bản trên là những ai? A. Thomas Edison, Giooc Eliôt B. Nick Vujicic, Albert Einstein C. Giooc Eliôt, Albert Einstein D. Thomas Edison, Nick Vujicic Câu 3: Khi còn nhỏ, Thomas Edison đã bị đánh giá như thế nào? A. Là một người kém cỏi B. Phát minh ra dây tóc bóng đèn C. Là một thiên tài D. Bất chấp tất cả Câu 4: Dòng nào KHÔNG nói đúng về Nick Vujicic?
- A. Sinh ra đã khiếm khuyết tứ chi, từng bị bạn bè chọc ghẹo và muốn bỏ học B. Bất chấp khó khăn, anh vẫn khát khao sống và không ngừng vươn lên C. Anh đi du lịch khắp nơi trên thế giới để bơi lội, chụp ảnh, lướt ván D. Trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và người truyền cảm hứng Câu 5: Câu văn (2) và (3) liên kết với nhau bởi từ ngữ và phép liên kết nào? A. “Ông” - Phép thế C. “hàng ngàn thất bại” - Phép nối B. “Ông” - Phép lặp D. “hàng ngàn thất bại” - Phép thế Câu 6: Theo tác giả, thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai sắc nhọn của đóa hoa hồng, chúng ta nên làm gì? A. Cắt tất cả những chiếc gai sắc nhọn đó đi B. Ngắm nhìn và yêu thích màu hoa rực rỡ kiêu sa của nó C. Thêm gia vị vào cuộc sống, kể cả ngọt bùi, cay đắng D. Nhìn nhận sự vật sự việc một cách toàn diện Câu 7: Từ nào sau đây có thể được dùng như một thuật ngữ? A. Bất chấp C. Phát minh B. Khó khăn D. Hạnh phúc Câu 8: Đoạn văn bản trên bàn luận về vấn đề gì? A. Những ước mơ của con người trong cuộc sống B. Những kinh nghiệm để đối mặt với khó khăn C. Những giá trị của sự tự tin trong cuộc sống D. Những sự thất bại thường gặp trong cuộc sống Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Cuộc sống sẽ càng trở nên thú vị hơn nếu có đủ các gia vị ngọt bùi, cay đắng, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc.” Câu 10: Qua đoạn văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Trình bày khoảng 7 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Hiện nay, ở một số trường học, bên cạnh những gương học sinh tích cực tham gia công tác giữ gìn vệ sinh trường lớp, vẫn có nhiều bạn học sinh nghĩ rằng: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương”. Hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề này để thể hiện rõ quan điểm của em. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 7 ĐỀ: 701 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 A 0,25 6 B 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 9 - Xác định được biện pháp tu từ + Liệt kê: ngọt bùi, cay đắng, nỗi buồn và niềm vui, đau 0,5 khổ và hạnh phúc. - Tác dụng: + Biện pháp tu từ liệt kê đã diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc 0,5 hơn những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. + Biện pháp tu từ giúp người đọc hình dung ra được những 0,5 cung bậc khác nhau trong cuộc sống: ngọt bùi, cay đắng, nỗi buồn, niềm vui, Qua đó, tác giả thể hiện cảm xúc, thái độ trước cách sống 0,5 của con người trong xã hội 10 HS có thể rút ra một trong số các bài học sau: - Nhận thức: 1,0 + Yêu cuộc sống, vượt qua thử thách sẽ giúp con người đạt được thành công và hạnh phúc. - Hành động: 1,0 + Nỗ lực vươn lên, sống lạc quan, dám đương đầu với khó khăn thử thách + Không từ bỏ ước mơ, hi vọng; không chán nản, buông xuôi khi còn cơ hội, II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề
- b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về một vấn đề trong đời sống c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận - Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) - Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối - Liên hệ d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,5 lẽ, bằng chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Bùi Bích Phương