Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phúc Lợi
PHẦN I (6.5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột, tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
(SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 100)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của tác giả nào?
Câu 2 (1.5 điểm). Tìm và phân tích tác dụng của một biên pháp tu từ trong câu văn “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột, tình cảnh trông thật là thảm.”
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phúc Lợi
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 01 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6.5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột, tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 100) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của tác giả nào? Câu 2 (1.5 điểm). Tìm và phân tích tác dụng của một biên pháp tu từ trong câu văn “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột, tình cảnh trông thật là thảm.” Câu 3 (1 điểm). Xét về câu tạo ngữ pháp, câu văn “Than ôi!” thuộc kiểu câu gì? Cho biết tác dụng của kiểu câu đó. Câu 4 (3.5 điểm). Dựa vào văn bản trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ nêu cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu. Đoạn văn có sử dụng dùng cụm chủ vị để mở rộng câu và một câu bị động (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II (3. 5 điểm). Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Vị khách tốt bụng "Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó. Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão: - Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không? Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích.
- Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: - Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh. Nói đoạn, cậu ấy lấy ra một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng nói cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cảm ơn anh!” (Theo âu chuyện hay về lòng biết ơn) Bài 1 (1 điểm). Việc bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào khiến người du khách có suy nghĩ gì? Bài 2 (0.5 điểm). Hãy nêu một bài học em rút ra được từ văn bản trên. Bài 3 (2 điểm). Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn. Hết PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 02 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6.5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên Ca Huế hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.” (SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 100) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của tác giả nào?
- Câu 2. (1.5 điểm). Ca Huế có nguồn gốc từ đâu? Tại sao nghe ca Huế lại là một thú vui tao nhã? Câu 3. (1 điểm). Xét về câu tạo ngữ pháp, câu văn “Đêm.” thuộc kiểu câu gì? Cho biết tác dụng của kiểu câu đó. Câu 4 (3.5 điểm) Dựa vào văn bản trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ sự phong phú và độc đáo của ca Huế trên sông Hương. Đoạn văn có sử dụng dùng cụm chủ vị để mở rộng câu và một câu bị động (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II. (3. 5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chiều 28.2, bé N.P.H (3 tuổi) ở tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng bất ngờ tự bò ra ban công một căn hộ ở tầng 12A, trèo ra bên ngoài lan can. Sau đó, bé gái bám tay vào lan can, treo mình lơ lửng từ độ cao khoảng gần 30 m. Ngay sau đó, anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, Hà Nội) làm nghề chở hàng, đã trèo lên mái che của sảnh tòa nhà và đỡ được khi cháu H. rơi xuống. Chỉ sau một đêm, anh Mạnh đã trở thành anh hùng của tất cả mọi người bằng hành động dũng cảm trên. Theo đó, các bài viết về anh Mạnh đã nhận được hàng ngàn lượt thích và bình luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng và người trẻ đã đồng loạt chia sẻ hình ảnh của anh. Sau đó, cháu H. đã nhận anh làm bố và nhiều mạnh thường quân giúp đỡ hoàn cảnh gia đình khó khăn của anh nhưng anh chỉ nhận một phần còn lại đều mang tặng cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. (Theo, báo Thanh Niên) Bài 1 (1 điểm). Chỉ ra những kết quả xứng đáng mà anh Mạnh nhận được từ hành động dũng cảm của mình được nêu trong đoạn trích. Bài 2 (0.5 điểm). Hãy nêu một bài học em rút ra được từ văn bản trên. Bài 3 (2 điểm). Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm. Hết
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức: - Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn đã được học từ đầu chương trình học kì II. - Học sinh biết cách vận dụng các kiến thức đã được học vào làm bài tập cụ thể. 2. Về năng lực: - Năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ. 3. Về phẩm chất: - Yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc - Trân trọng, ngợi ca lối sống đẹp B. MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao 1. Văn - Nhận biết Hiểu và lí giải Rút ra được bản về tên tác được những yếu bài học cho phẩm, tác tố về nội dung, bản thân
- giả nghệ thuật văn bản Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0.5 2.5 0.5 3.5 Tỉ lệ 5 % 25% 5% 3.5% 2. Tiếng Phân loại câu Viết câu Việt: theo cấu tạo có sử - Câu dụng câu đặc biệt bị động, - Câu bị Dùng cụm động chủ vị để -Dùng mở rộng cụm chủ câu vị để mở rộng câu Số câu 1 0.5 1.5 Số điểm 1 1.0 2 Tỉ lệ 10% 10% 20% 3. Tập Nhận biết Biết vận Biết vận làm văn hình thức dụng dụng những - Đoạn đoạn văn những kiến thức đã văn nghị kiến thức học để tạo luận văn đã học để lập một VB học, nghị tạo lập NLXH hoàn luận xã một VB chỉnh. hội. NLVH hoàn chỉnh. Số câu 0.5 0.5 0.5 1.5 Số điểm 1 2 1.5 4.5 Tỉ lệ 10% 20% 15% 45% TS câu 1.5 3 1 1.5 7 TS điểm 1.5 3.5 3.0 2.0 10 Tỉ lệ 15% 35% 30% 20% 100%