Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Ngọc Dung (Có đáp án)
PHẦN I. Đọc – hiểu (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sư dụng trong hai dòng thơ sau:
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Ngọc Dung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_d.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Ngọc Dung (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 (Đề gồm 01 trang) NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. Đọc – hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Trích Quê hương - Đỗ Trung Quân) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sư dụng trong hai dòng thơ sau: Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào? PHẦN II. Làm văn (6.0 điểm) Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hết đề
- TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2021 - 2022 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm PHẦN I. Đọc – hiểu ((4.0 điểm) - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 1 - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê 1,0 2 hương của tác giả. * Học sinh có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo nội dung tương đương - Biện pháp tu từ so sánh: Quê hương là vòng tay ấm 0,5 - Tác dụng: 3 + Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm 0,25 + Làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 0,5 + Thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca và tình yêu quê hương của tác giả. 0,25 * Thông điệp: - Thấy được tình yêu quê hương là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người 1,0 - Tình yêu quê hương bắt nguồn từ những điều gần gũi, giản dị nhất. 4 - Yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương đất nước. - Sống có lí tưởng, có trách nhiệm, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - (Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhưng cần phải phù hợp với nội dung đoạn trích. Giáo viên linh hoạt cho điểm.) PHẦN II. Làm văn (6.0 điểm) A. Hình thức: - Bố cục rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận 0,5 - Diễn đạt rõ ràng; câu và chữ đúng văn phạm B. Nội dung I. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần giải thích 0,5 - Nêu vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của việc tìm hiểu trong cuộc sống để mở rộng tầm hiểu biết 5 II. Thân bài 1. Giải thích - Đi một ngày đàng: Đi xa, đi nhiều, tìm hiểu cuộc sống bên ngoài nhiều. - học một sàng khôn: Thu nhận được nhiều điều hiểu biết có ích. 1,0 - Tìm hiểu về cuộc sống bên ngoài nhiều sẽ giúp học hỏi được những điều bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết cho con người. Câu tục ngữ biểu hiện khát vọng được khám phá thế giới xung quanh để mở rộng tầm hiểu biết, thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn. 2. Vì sao Đi một ngày đàng, học một sàng khôn?
- - Vì hiểu biết của mỗi cá nhân có hạn, nhất là nếu ở trong hoàn cảnh sống 2,0 hạn hẹp, trong khi cuộc sống bên ngoài lại bao la, rộng lớn, chứa đựng nhiều điều mới mẻ. Nếu không chịu học hỏi thêm từ cuộc sống xung quanh thì nhận thức con người dễ trở nên hạn hẹp, chủ quan, phiến diện. - Được tiếp xúc với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội), tức là ta có thêm điều kiện để biết nhiều người, nhiều nơi, nhiều điều mới; thu nhận được thêm những kinh nghiệm sống, điều hay, lẽ phải; để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. 3. Đi một ngày đàng như thế nào để học một sàng khôn? - Tìm hiểu, khám phá cuộc sống bên ngoài bằng nhiều cách: Tự trải nghiệm, 1,0 qua sách vở, mạng thông tin xã hội, - Cần chọn lọc những điều hay, lẽ phải, điều có ý nghĩa trong cuộc sống để học hỏi, mở mang tầm hiểu biết, nhất là trong thời kỳ đất nước đang hội nhập hiện nay. III. Kết bài - Khẳng định lại vai trò của việc học hỏi trong cuộc sống để mở rộng tầm hiểu biết 0,5 - Liên hệ bản thân Sáng - Sáng tạo về nội dung: Học sinh có sự tìm tòi, sáng tạo nội dung 0,5 tạo - Sáng tạo về hình thức: Mở bài, kết bài, tổ chức bài viết - Hết-
- TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2021 - 2022 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số I. Đọc hiểu - Nguồn ngữ liệu - Nhận diện Khái quát về chủ - Rút ra trong SGK Ngữ văn thể loại đề/ nội dung thông điệp/ 7 tập 2/ngoài /phương chính của đoạn bài học chương trình SGK thức biểu trích hay văn Ngữ văn bậc THCS. đạt/của đoạn bản. trích/ văn - Hiểu được tác bản. dụng/ hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ/câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động trong đoạn trích/ văn bản. Tổng Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5đ 2,5đ 1,0 4,0 đ Tỉ lệ 5 % 25 % 10% 40 % II. Làm văn Văn nghị luận Viết bài văn giải thích Tổng Số câu 1 1 Số điểm 6,0 đ 6,0 đ Tỉ lệ 60 % 60 % Tổng cộng Số câu 1 2 2 5 Số điểm 0,5đ 2,5đ 7,0 đ 10,0 đ Tỉ lệ 5 % 25 % 70% 100% NGƯỜI RA ĐỀ TỔ CM BAN GIÁM HIỆU Đỗ Thị Ngọc Dung Nguyễn Thị Thùy Cao Thị Hằng