Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:
[…] Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
[…] Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. […]
(Trích Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 1. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Hồi kí D. Tiểu thuyết
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Cụm từ nào không chứa phó từ trong các cụm từ sau?
A. vừa bắt xong B. đi đời rồi
C. đang vật vã ở trên giường D. năm quyển sách
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_ng.docx
- Đặc tả đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương.docx
- Ma trận đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V702 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/12/2023 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: [ ] Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi? Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc [ ] Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. [ ] (Trích Lão Hạc – Nam Cao) Câu 1. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Hồi kí D. Tiểu thuyết Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Cụm từ nào không chứa phó từ trong các cụm từ sau? A. vừa bắt xong B. đi đời rồi C. đang vật vã ở trên giường D. năm quyển sách Câu 4. Dấu gạch ngang trong đoạn văn có công dụng gì? A. Chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật C. Đánh dấu những thành phần liệt kê D. Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh
- Câu 5. Từ “ầng ậng” trong câu: “Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc.” có nghĩa là gì? A. (Nước mắt) nhiều, chảy thành từng dòng B. (Nước mắt) ít, chỉ ươn ướt nơi khóe mắt C. (Nước mắt) nhiều, dâng đầy khoé mắt D. (Nước mắt) liên tục rơi xuống Câu 6. Qua đoạn văn, em thấy lão Hạc không có đặc điểm tính cách nào? A. Là số phận nghèo khổ, bần cùng trong xã hội B. Là người giàu tình yêu thương, trân trọng tình cảm C. Là người giàu lòng tự trọng, giữ gìn phẩm chất trong sạch D. Là người ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình Câu 7. Nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ và hành động B. Miêu tả nhân vật qua suy nghĩ C. Sử dụng ngôi kể thứ ba để trần thuật D. Kể chuyện mang màu sắc trữ tình Câu 8. Qua đoạn văn trên, tác giả muốn gửi gắm điều gì? A. Ca ngợi, đồng cảm với số phận của tầng lớp trí thức trong xã hội B. Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân C. Đồng cảm, sẻ chia với cuộc đời của người lính trong chiến tranh D. Ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội cũ Câu 9 (2 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” Câu 10 (2 điểm): Từ nội dung của đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về lòng tự trọng? (Trình bày khoảng 5 dòng) II. VIẾT (4,0 điểm) Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc. Chúc em làm bài tốt!
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: V702 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 D 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 9 HS chỉ ra được: - Hình ảnh so sánh: cái miệng móm mém của lão . như 0,5 con nít - Tác dụng: + Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn 0,5 + Giúp người đọc dễ dàng hình dung tâm trạng đau khổ, 0,5 buồn bã của lão Hạc Thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả 0,5 10 HS có thể trình bày bài học bản thân rút ra được sau đọc đoạn văn, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Nhận thức: Lòng tự trọng là phẩm chất đáng quý, cần 1,0 thiết với mỗi người - Hành động: Biết giá trị của bản thân mình, tự tin đúng 1,0 mực, tôn trọng người khác, luôn có ý thức học tập, rèn luyện thái độ sống tích cực II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích đặc điểm nhân 0,25 vật trong một tác phẩm văn học b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm 0,25 nhân vật lão Hạc c. Phân tích HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- - Giới thiệu về nhân vật trong tác phẩm văn học; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật - Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của 2,5 nhân vật dựa vào các bằng chứng trong ngữ liệu) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: 0,5 Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG GV RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đặng Huyền My Nguyễn Thu Phương