Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ đọan thơ sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:

  1. Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm tâm hồn

(2) Qua những ngày nắng nóng

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai sương

  1. Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?

Sao nhiều quá nếp nhăn?

(4) Một đời mẹ trở trăn

Lo những ngày con ốm

Mẹ trăm bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

(5) Mẹ cắt bớt tuổi xanh

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy năm xa nhà

Nhớ mẹ! Lòng đau đớn![…]

(6) Con cứ hẹn xuân về

Sẽ thăm lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê!

(Trích Mẹ - Huỳnh Minh Nhật)

Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Tám chữ

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Người con B. Người mẹ C. Người bà D. Người bố

Câu 4: Từ nào sau đây không phải là phó từ?

A. Một B. Vẫn C. Những D. Đã

Câu 5: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “cắt” trong câu thơ “Mẹ cắt bớt tuổi xanh”?

A. Mẹ cắt bớt thời gian để mong con mãi bên cạnh mình.

B. Mẹ xoá bỏ những dấu vết năm tháng trên người để trẻ lại.

C. Mẹ cắt bỏ những kỉ niệm tuổi trẻ của mình.

D. Mẹ bỏ bớt tuổi thanh xuân, vất vả để nuôi con khôn lớn.

docx 4 trang Thái Bảo 20/07/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_ng.docx
  • docxMa trận đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024.docx
  • docxĐặc tả đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thanh Hường (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V701 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/12/2023 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ đọan thơ sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: (1)Từ ngày con thơ bé (4) Một đời mẹ trở trăn Đến bây giờ lớn khôn Lo những ngày con ốm Tiếng ru hời khe khẽ Mẹ trăm bề thấp thỏm Vẫn thấm đượm tâm hồn Cho con giấc ngủ lành (2) Qua những ngày nắng nóng (5) Mẹ cắt bớt tuổi xanh Chân mẹ đã khô cằn Con bây giờ đã lớn Mùa lũ về nước chảy Mười mấy năm xa nhà Mẹ dãi dầu vai sương Nhớ mẹ! Lòng đau đớn![ ] (3)Này dáng mẹ thon thon (6) Con cứ hẹn xuân về Này bàn tay nhỏ nhắn Sẽ thăm lại vườn quê Ủa đâu rồi mẹ nhỉ? Mà bao mùa mai nở Sao nhiều quá nếp nhăn? Vẫn riêng mình thỏa thuê! (Trích Mẹ - Huỳnh Minh Nhật) Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Tám chữ Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Người con B. Người mẹ C. Người bà D. Người bố Câu 4: Từ nào sau đây không phải là phó từ? A. Một B. Vẫn C. Những D. Đã Câu 5: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “cắt” trong câu thơ “Mẹ cắt bớt tuổi xanh”? A. Mẹ cắt bớt thời gian để mong con mãi bên cạnh mình. B. Mẹ xoá bỏ những dấu vết năm tháng trên người để trẻ lại. C. Mẹ cắt bỏ những kỉ niệm tuổi trẻ của mình. D. Mẹ bỏ bớt tuổi thanh xuân, vất vả để nuôi con khôn lớn.
  2. Câu 6: Hình ảnh “Mẹ dãi dầu vai sương” cho thấy điều gì? A. Sự siêng năng, chăm chỉ của mẹ B. Sự vất vả, gian truân đề nặng lên đôi vai gầy của mẹ C. Tình yêu thương bao la, vô bờ bến của mẹ D. Sự tất tả, ngược xuôi của mẹ để lo lắng cho con Câu 7: Trong khổ thơ thứ (5), hình ảnh người mẹ hiện lên với những phẩm chất nào? A. Kiên cường, dũng cảm B. Chịu đựng, hi sinh C. Đảm đang, tháo vát D. Nhẫn nhục, chịu đựng Câu 8: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹ! B. Hãy ghi nhớ lời ru của mẹ! C. Hãy trân trọng tình cảm gia đình! D. Hãy nhớ những kỉ niệm bên mẹ! Câu 9 (2 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê trong khổ thơ sau: “Này dáng mẹ thon thon Này bàn tay nhỏ nhắn “Ủa đâu rồi mẹ nhỉ? Sao nhiều quá nếp nhăn?” Câu 10 (2 điểm): Qua bài thơ trên, em thấy mình cần làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ? (Trình bày khoảng 5 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng dạt dào, để dù đi đâu, làm gì thì hai tiếng gia đình vẫn luôn là niềm yêu mến, tự hào trong mỗi chúng ta. Từ những điều tươi đẹp đó, em hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu mến. Chúc em làm bài tốt!
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: V701 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 B 0,25 7 B 0,25 8 A 0,25 9 * HS chỉ ra được: - Hình ảnh liệt kê: dáng mẹ thon thon, bàn tay nhỏ nhắn 0,5 - Tác dụng: + Giúp diễn đạt ý đầy đủ, trọn vẹn 0,5 + Cho thấy mẹ đánh đổi hình dáng, ngoại hình để nuôi con 0,5 trưởng thành Thái độ, tình cảm của tác giả 0,5 10 * HS có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Nhận thức: vai trò, sự hi sinh của mẹ, mẹ dành tất cả những 1,0 điều tốt đẹp nhất cho con - Hành động: Quan tâm, yêu thương, trân trọng, biết ơn, nghe 1,0 lời mẹ, có những hành động thiết thực trong cuộc sống hằng ngày để giúp đỡ mẹ II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Biểu cảm về một người thân của em c. Biểu cảm về người thân 2.5 HS có thể triển khai biểu cảm về người thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó
  4. - Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người đó - Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài 0.5 viết lôi cuốn, hấp dẫn Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Đặng Huyền My Ngô Thanh Hường