Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:

VỊ TƯỚNG GIÀ VÀ CHÀNG LÍNH TRẺ

[…]

Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã. Tư lệnh nói với một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa.

- Đẹp, nề nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi. - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi. - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hoả của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này, ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một ly không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...

Tư lệnh ôm lấy đôi vai trần cháy khét nắng gió của người lính trẻ xứ Nghệ. Đôi mắt ông bỗng cay xè, ầng ậng nước. Anh lính trẻ cũng nắm chặt bàn tay xù xì thô ráp của Tư lệnh :

- Bố đừng lo! Chúng con ở đây quen rồi! Khổ mấy chúng con cũng chịu được! Nhưng đúng như bố nói đấy. Rất vất vả, cực nhọc. Nhiều lúc mệt quá, con liều nghĩ, hay là ta cứ tạm giấu quách đảo đi! Bố cứ cho con mượn tạm cái xẻng. Chỉ tiếng rưỡi đồng hồ là con xúc xong chỗ cát này cho xuống biển, đố kẻ thù nào nhìn thấy đảo, có muốn cướp đảo cũng chịu!

(Trần Đăng Khoa, trích “Đảo Chìm”, NXB Văn học, 2000)

Câu 1. Văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

C. Truyện dài

B. Truyện đồng thoại

D. Tiểu thuyết

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

C. Biểu cảm

B. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3. Ai là người kể chuyện?

A. Tư lệnh

C. Tư lệnh và anh lính trẻ

B. Người kể không xuất hiện trong truyện

D. Anh lính trẻ

docx 4 trang Thái Bảo 20/07/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_ph.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Hà (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 702 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 27/12/2022 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: VỊ TƯỚNG GIÀ VÀ CHÀNG LÍNH TRẺ [ ] Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã. Tư lệnh nói với một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa. - Đẹp, nề nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi. - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi. - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hoả của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này, ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một ly không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu Tư lệnh ôm lấy đôi vai trần cháy khét nắng gió của người lính trẻ xứ Nghệ. Đôi mắt ông bỗng cay xè, ầng ậng nước. Anh lính trẻ cũng nắm chặt bàn tay xù xì thô ráp của Tư lệnh : - Bố đừng lo! Chúng con ở đây quen rồi! Khổ mấy chúng con cũng chịu được! Nhưng đúng như bố nói đấy. Rất vất vả, cực nhọc. Nhiều lúc mệt quá, con liều nghĩ, hay là ta cứ tạm giấu quách đảo đi! Bố cứ cho con mượn tạm cái xẻng. Chỉ tiếng rưỡi đồng hồ là con xúc xong chỗ cát này cho xuống biển, đố kẻ thù nào nhìn thấy đảo, có muốn cướp đảo cũng chịu! (Trần Đăng Khoa, trích “Đảo Chìm”, NXB Văn học, 2000) Câu 1. Văn bản thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Truyện đồng thoại C. Truyện dài D. Tiểu thuyết Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Ai là người kể chuyện? A. Tư lệnh B. Người kể không xuất hiện trong truyện C. Tư lệnh và anh lính trẻ D. Anh lính trẻ Câu 4. Khi miêu tả cậu lính trẻ ở Trường Sa, hình ảnh nào không được sử dụng? A. Tóc đỏ quạch như tôm luộc B. Da đen cháy C. Người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa D. Các bắp thịt cuồn cuộn
  2. Câu 5. Trong câu văn “Nhiều lúc mệt quá, con liều nghĩ, hay là ta cứ tạm giấu quách đảo đi!”, từ nào là phó từ? A. lúc B. nghĩ C. quá D. đảo Câu 6. Trong cuộc trò chuyện cùng anh lính, khi nói về Tổ quốc, Tư lệnh đã dùng hình ảnh nào? A. đất đai hương hỏa B. xương máu C. gia đình D. quê hương xứ sở Câu 7. Tại sao khi nói chuyện với anh lính trẻ, đôi mắt Tư lệnh lại “cay xè, ầng ậng nước”? A. Vì ông hiểu và rất cảm thông với những gian khổ của người lính Trường Sa B. Vì nước biển mặn và gió biển mạnh làm đôi mắt ông không thể chịu được C. Vì ông nghĩ lại những ngày tháng gian khổ của mình khi ở Trường Sa D. Vì người lính trẻ rất vô tư, chưa biết hết những khó khăn khi công tác ở đảo Câu 8. Cụm từ “giấu đảo” trong văn bản thể hiện điều gì ở tâm hồn người lính? A. Thể hiện sự vui đùa, tếu táo của người lính sống trên đảo lâu ngày B. Thể hiện sự mệt mỏi trước những khó khăn phải đối mặt khi làm nhiệm vụ C. Thể hiện sự mộc mạc, đôi mắt lạc quan, yêu đời, không quản ngại khó khăn D. Thể hiện sự thân thiết với Tư lệnh sau nhiều lần chia sẻ thật lòng với ông Câu 9. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã. Câu 10. Qua câu chuyện giữa vị tướng già và chàng lính trẻ, em hãy nêu những hành động cụ thể của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của đất nước mình. (Trình bày khoảng 5-7 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Cuộc sống thú vị mỗi ngày đều mang đến cho chúng ta những trải nghiệm và cảm xúc thật đặc biệt. Từ những cảm xúc ấy, hãy viết bài văn biểu cảm về một người mà em yêu quý. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn Ngữ văn 7 ĐỀ 702 Phần Câu Đáp án Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.25 2 B 0.25 3 B 0.25 4 D 0.25 5 C 0.25 6 A 0.25 7 A 0.25 8 C 0.25 9 - Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: + So sánh: cái lều bạt tựa hồ một con ngựa bất kham, đang 0.5 lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã - Tác dụng: + Nghệ thuật làm tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu 0.5 nhanh, dứt khoát + Nghệ thuật nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên 0.5 Trường Sa – nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng, ngợi ca trước những 0.5 hi sinh của bao lớp người Việt Nam bảo vệ biển đảo 10 * HS có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, dưới đây là 2.0 một số hướng triển khai mang tính gợi ý: + Vun đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cố gắng học tập, trau dồi đạo đức để trở thành công dân có ích + Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương , sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được huy động II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý c. Viết bài văn biểu cảm về con người 2.5 HS viết bài văn biểu cảm về con người theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm và nêu được ấn tượng ban đầu về người đó
  4. - Nêu được những đặc điểm nổi bật, những sự việc đáng nhớ giữa em và người đó khiến người đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người đó d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài 0.5 viết lôi cuốn, hấp dẫn. BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Khúc Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Phạm Thị Hà