Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy

Câu 1: Tác giả được coi là “Bà chúa thơ Nôm” của Việt Nam là ai?

A. Khánh Hoài

C. Bà Huyện Thanh Quan

B. Hồ Xuân Hương

D. Xuân Quỳnh

Câu 2: Câu thơ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” trích từ tác phẩm nào sau

đây?

A. Bánh trôi nước

C. Tiếng gà trưa

B. Qua Đèo Ngang

D. Cô Tô

Câu 3: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

B. Tám chữ

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ “Cảnh khuya” là gì?

A. Nỗi nhớ quê hương vơi đầy của người

xa quê.

C. Tinh thần kiên cường dũng cảm của

người chiến sĩ.

B. Bức tranh thôn quê trầm mặc, nên

thơ, nên nhạc.

D. Vẻ đẹp đêm trăng và tâm hồn thi sĩ,

chiến sĩ của nhà thơ.

Câu 5: Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non”?

A. Vị ngữ

C. Chủ ngữ

B. Trạng ngữ

D. Phụ ngữ

pdf 2 trang Thái Bảo 16/07/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 -2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 22/12/2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Tác giả được coi là “Bà chúa thơ Nôm” của Việt Nam là ai? A. Khánh Hoài B. Hồ Xuân Hương C. Bà Huyện Thanh Quan D. Xuân Quỳnh Câu 2: Câu thơ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” trích từ tác phẩm nào sau đây? A. Bánh trôi nước B. Qua Đèo Ngang C. Tiếng gà trưa D. Cô Tô Câu 3: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Tám chữ C. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Câu 4: Nội dung chính của bài thơ “Cảnh khuya” là gì? A. Nỗi nhớ quê hương vơi đầy của người B. Bức tranh thôn quê trầm mặc, nên xa quê. thơ, nên nhạc. C. Tinh thần kiên cường dũng cảm của D. Vẻ đẹp đêm trăng và tâm hồn thi sĩ, người chiến sĩ. chiến sĩ của nhà thơ. Câu 5: Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non”? A. Vị ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ D. Phụ ngữ Câu 6: Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” có tác dụng gì? A. Chỉ tuổi của nhà thơ Hạ Tri Chương B. Tạo phép tiểu đối, giọng thơ buồn C. Khái quát quãng đời xa quê làm quan D. Cả B và C của nhà thơ Câu 7: Yếu tố “thủ” nào sau đây không đồng nghĩa với yếu tố còn lại?
  2. A. Thủ công B. Thủ phủ C. Thủ đô D. Thủ lĩnh Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có hiện tượng từ đồng âm? A. Chiều cao của mực nước biển so với B. Ruồi đậu mâm xôi đậu. mực đất liền. D. Chúng tôi họp bàn tròn để bàn việc. C. Con ngựa đá con ngựa đá. PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1. (3 điểm) Trong bài thơ “Xin làm hạt phù sa”, tác giả Lê Cảnh Nhạc viết: Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca vang trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi. a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. b. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được tác giả viết trong đoạn thơ. c. Nhà thơ đã ước được hóa thân thành những điều hữu ích. Em cũng có những ước mơ mang tên mình. Hãy viết đoạn văn 5 dòng nêu suy nghĩ về những việc em làm để thực hiện mơ ước ấy. Câu 2. (5 điểm) Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, có biết bao đứa trẻ đã lớn khôn trong vòng tay yêu thương của bà. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng như vậy. Tác giả đã gửi lòng mình trong bài thơ “Tiếng gà trưa”qua nhân vật người chiến sĩ. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ người chiến sĩ kể lại những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà kính yêu trong thi phẩm ấy (Khổ thơ 2.3.4.5.6 của bài thơ). .Hết