Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Phương (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...

(Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004)

Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

A.thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

docx 17 trang Thái Bảo 20/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Phương (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THÁI SƠN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút A.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % Kĩ dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điểm năng vị kiến T TNK thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL L Q 1 Đọc Truyện hiểu ngụ ngôn Truyện ngắn Truyện khoa học viễn tưởng Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) Tùy bút, tản văn Văn bản 3 0 5 0 0 2 0 60 nghị luận Văn bản thông tin 2 Viết Viết văn bản kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch
  2. sử. Viết văn 1* 1* 1* 1* 40 bản biểu cảm về con người hoặc sự việc Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (Yêu cầu tác phẩm ngoài sách giáo khoa) Tổng 1,5 0,5 2,5 1,5 0 3,0 0 1,0 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  3. B. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức Chươn T dung/Đơn Thôn Vận g/ Mức độ đánh giá Nh Vận T vị kiến g dụn Chủ đề ận dụn thức hiểu g biết g cao 1 Đọc 1. Truyện Nhận biết: hiểu ngụ ngôn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch
  4. lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2. Truyện Nhận biết: ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và /
  5. hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. 3. Truyện Nhận biết: khoa học viễn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, tưởng những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương
  6. lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản. 4. Thơ Nhận biết: (thơ bốn - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các chữ, năm biện pháp tu từ trong bài thơ. chữ) - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ
  7. ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Nhận biết 5. Tùy bút, tản - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề văn tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của
  8. thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. 6. Văn Nhận biết: bản nghị - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng luận chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: 3 TN - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của 5TN thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng
  9. của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. 2TL 7. Văn Nhận biết: bản thông - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn tin bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). * Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại).
  10. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. 2 Viết Nhận biết: 1. Kể lại Thông hiểu: sự việc có thật liên Vận dụng: quan đến Vận dụng cao: nhân vật hoặc sự Viết được bài văn kể lại sự việc có thật kiện lịch liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. Nhận biết: Thông hiểu: 2. Phát Vận dụng: biểu cảm Vận dụng cao: nghĩ về 1TL con người Viết được bài văn biểu cảm (về con người * hoặc sự hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình việc. cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.
  11. Nhận biết: Thông hiểu: 3. Giải Vận dụng: thích quy tắc hay Vận dụng cao: luật lệ Viết được bài văn thuyết minh dùng để trong một giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò trò chơi chơi hay hoạt động. Giải thích được rõ hay hoạt ràng các quy định về một hoạt động, trò động. chơi/ hướng dẫn cụ thể theo đúng một quy trình nào đó đối với một trò chơi hay một hoạt động. Nhận biết: 4. Nghị Thông hiểu: luận về Vận dụng: một vấn đề trong Vận dụng cao: đời sống. Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: 5. Phân tích nhân Vận dụng cao: vật trong Viết được bài phân tích đặc điểm nhân một tác vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết phẩm văn có đủ những thông tin về tác giả, tác học. phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.
  12. Tổng 3T 2 1 5TN N TL TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS THÁI SƠN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng (Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004) Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8 Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? A. nghị luận B. tự sự C. miêu tả D. tự sự kết hợp miêu tả Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai? A. thầy giáo nói với chính mình B. phụ huynh tự nói với chính mình C. thầy giáo nói với học sinh D. phụ huynh nói với thầy giáo
  13. Câu 3: Trong câu “.Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì? A. danh từ B. tính từ C. động từ D. số từ Câu 4: Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu” B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ C. đều là những đoạn văn nghị luận. D. đều bàn về dạy con tính trung thực E. các ý A, B, C đúng Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận? A. gian nan B. giả dối C. thật thà D. thẳng thắn Câu 6: Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? A. tạo sự hấp dẫn B. giúp văn bản sinh động hơn C. nhấn mạnh điều mong muốn D. giúp văn bản rõ ràng hơn Câu 7: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố ” A. nói về việc kiếm tiền B. vẻ đẹp của lao động C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính Câu 8: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì? A. ước mơ của con người trong cuộc sống B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế D. đừng sợ việc học Trả lời câu hỏi: Câu 9: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng ” Vì sao?
  14. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ). Hết
  15. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC TRƯỜNG THCS THÁI SƠN KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 E 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 9 HS rút ra bài học hợp lí. - Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người 0,5 I thầy là vô cùng quan trọng. - Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể 0,5 hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học. Chấp nhận cách diễn đạt khác/ ý khác của học sinh miễn là hợp lí. Học sinh chỉ cần rút ra được một thông điệp có ý nghĩa và thuyết phục thì ghi điểm tối đa. Các trường hợp khác giáo viên linh hoạt ghi điểm 10 - Trình bày rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình. 0,25 điểm 1,0 - Lí giải: HS có thể lí giải theo cách riêng miễn là rõ quan điểm của mình. - Hướng dẫn chấm - + Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục (0,75) - + Học sinh lí giải có hợp lí nhưng chưa thật thấu đáo (0,5) - + Học sinh lí giải còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục. (0,25) - + Học sinh lí giải sai lệch hoặc chưa sát vấn đề. (0,0)
  16. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết 0,25 bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc 0,25 của cá nhân đối với người thân. c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí HS triển khai bài văn theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác biểu cảm, kết hợp miêu tả, tự sự. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu về nhân vật biểu cảm. - Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc chân thật của người viết qua những phương diện: + Biểu cảm về ngoại hình. 2.5 + Biểu cảm về tính tình, việc làm, sở thích, + Biểu cảm về một kỉ niệm đáng nhớ. - Khẳng định tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, 0,5 sáng tạo. XÁC NHẬN CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI RA ĐỀ Nhóm văn 7 Đào Xuân Phương Dư Thị Khiến Nguyễn Thị Lan Phương Lê Thị Thơm Nguyễn Thị Bích Thảo Bùi Thị Thủy