Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Phương (Có đáp án)

B. ĐỀ BÀI :

Phần I- Đọc- hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.”

(Theo Cho đi là còn mãi NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. (0,5 điểm)Giải thích nghĩa của từ “học hỏi”?.

doc 5 trang Thái Bảo 02/08/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Phương (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS THÁI SƠN MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút A.MA TRẬN Chủ đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng thấp cao 1 Đọc-hiểu văn bản .- Giải thích nghã -. Chỉ ra của từ phương - Tìm phép tu từ thức biểu nổi bật trong đoạn đạt chính trích và phân tích của đoạn tác dụng trích -Nêu nội dung khái quát của của đoạn trích Số câu: 1 3 4 0,5đ 2,5đ 3,0đ Số điểm: 5% 25% 30% Tỉ lệ 2. Làm văn Viết đoạn văn Viếtbài văn nêu suy nghĩ nghị luận về vấn đề giải gợi ra từ đoạn thích trich Số câu: 1 1 2 2,0đ 5,0 7,0 Số điểm: 20% 50% 70% Tỉ lệ Số câu: 1 3 1 1 6 0,5đ 2,5đ 2,0đ 5,0đ 10đ Số điểm: 5% 25% 20% 50% 100% Tỉ lệ
  2. B. ĐỀ BÀI : Phần I- Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.” (Theo “ Cho đi là còn mãi” NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. (0,5 điểm)Giải thích nghĩa của từ “học hỏi”?. Câu 3. ( 1,0 điểm) Tìm phép tu từ nổi bật trong đoạn trích và phân tích tác dụng? Câu 4. ( 1,0 điểm)Nêu nội dung khái quát của của đoạn trích trên? Phân II: Làm văn ( 7,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 điểm)Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi. Câu 2: ( 5,0 điểm)Giải thích câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.
  3. C. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm) 0,5 Câu 2 - Nghĩa của từ học hỏi: Nghiên cứu tìm tòi, hỏi han để 0,5 (0,5 điểm) biết, có thêm kiến thức Câu 3 -BPTT điệp từ :“ học hỏi”(Lặp lại 4 lần) 0,5 (1,0 điểm) - Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh tác dụng của việc học hỏi trong quá trình tiếp cận tri thức 0,5 . Câu 4 -Nội dung đoạn trích : khẳng định tác dụng của việc học hỏi (1,0 điểm) trong quá trình tiếp cận tri thức của con người 1,0 II: Làm văn( 7 điểm ) Thang Tiêu chí Nội dung điểm * Hình thức, kĩ năng 0,5 - Viết đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai chính tả. * Nội dung: Đảm bảo các ý chính sau: -Học hỏi là quá trình bạn tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, Câu 1: 0,5 đặt ra những thắc mắc và tìm sự hỗ trợ hoặc tự mình tìm ra câu trả (2 điểm) lời cho những thắc mắc ấy. Không ngừng học hỏi là hỏi là con đường dẫn đến thành công - Học hỏi là cách để ta luôn luôn theo kịp được với thời đại. giúp ta nâng cao hình tượng trong mắt người khác, liên hệ đến 0,25 nhiều thứ, từ đó biết thêm nhiều điều khác nữa.đó là con đường dẫn đến thành công. -Nếu không học hỏi, nâng cao bản thân, con người sẽ tụt hậu. Mỗi 0,25 cá nhân tụt hậu sẽ kéo theo sự thoái hóa về nhiều mặt trong xã hội. - Tóm tại, học hỏi là quá trình giúp ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc
  4. đời, và nhờ học hỏi, bạn sẽ hiểu rõ được bản chất ở những vấn đề 0,5 mà bạn tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu, C âu 2: (5 điểm) - Viết đúng kiểu bài văn giải thích - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, logic. 0,5 điểm Kỹ năng - Văn phong trôi chảy, trong sáng. - Không mắc lỗi văn phạm( Chính tả, dùng từ, đặt câu). 1. Mở bài. - Dẫn dắt vào đề (Lòng biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta ) 0,5 điểm - Nêu vấn đề cần giải thích, trích dẫn câu tục ngữ"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 2. Thân bài. * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Khi ăn một thứ quả phải nhớ đến người đã vun trồng 1,0 điểm ra cây đó. - Nghĩa bóng: Khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. * Tại sao"ăn quả" phải "nhớ kẻ trồng cây"? - Trong tự nhiên và trong xã hội, không có sự vật nào không có nguồn gốc cũng như trong cuộc sống không có thành quả nào 1,0 điểm không có công sức lao động tạo nên. Vì thế nhớ nguồn thể hiện tấm Kiến lòng trân trọng, biết ơn và sự đền đáp xứng đáng công ơn đó chính thức là bổn phận tất yếu và là đạo lí của con người. - Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Thiếu tình cảm biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ trở thành kẻ sâu mọt, ăm bám gia đình, xã hội. * "Nhớ kẻ trồng cây" ta phải làm gì? (Thể hiện tình cảm "nhớ kẻ trồng cây" như thế nào?) - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hóa rạng rỡ của dân tộc. Bằng khả năng của mình bảo vệ và phát huy những 1,5 điểm truyền thống quý báu ấy, tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. - Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa dân tộc. Mọi thái độ tự ti dân
  5. tộc đều là biểu hiện của sự vong ân, vọng ngoại, quên nguồn cội. - Sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm, không lẵng phí. - Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài làm cho truyền thống càng thêm phong phú và rạng rỡ. - Vừa là người ăn quả những đồng thời cũng là kẻ trồng cây cho đời sau. 3. Kết bài. - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, nhất là trong tình hình xã hội ngày nay. - Rút ra bài học cho bản thân. 0,5 điểm DUYỆT CỦA BGH TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Lê Văn Triển Dư Thị Khiến Nguyễn Thị Lan Phương