Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)
Câu 1. Văn bản “Bịt mắt bắt dê” thuộc thể loại nào?
A. Văn bản nghị luận B. Văn bản truyện ngụ ngôn
C. Văn bản truyền thuyết D. Văn bản thông tin
Câu 2. Văn bản “Bịt mắt bắt dê” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?
A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi
B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi
C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi
D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt
Câu 3. Văn bản “Bịt mắt bắt dê” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi?
A. 1 cách chơi B. 2 cách chơi
C. 3 cách chơi D. 4 cách chơi
Câu 4. Người chơi đứng thành hình nào khi chơi?
A. Hình vuông B. Hình vòng cung
C. Hình vòng tròn D. Hình chữ U
Câu 5. Đoạn văn: “Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.” sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp B. Phép thế
C. Phép nối D. Phép liên tưởng
Câu 6. Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?
A. Theo trình tự thời gian B. Theo trình tự không gian
C. Theo quan hệ nhân quả D. Theo diễn biến tâm lí
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 6/5/2024 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % điểm TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bả hiểu thông tin 3 0 5 1 0 1 0 60 2 Viết bài văn nghị luận về Viết một vấn đề trong 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đời sống Tổng 10 10 15 25 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 6/5/2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Thông Vận STT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Vận Chủ đề hiểu dụng thức biết dụng cao Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, 3TN 5TN, 1TL chi tiết tiêu biểu của văn 1TL bản. - Nhận biết được những thông tin trong văn bản. - Xác định được phương tiện liên kết trong ngữ liệu, nghĩa của từ Hán Việt, ngôn ngữ được sử dụng Văn bản Thông hiểu: 1 Đọc hiểu thông tin - Phân tích tác dụng của các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. Vận dụng: - Rút ra được bài học nhận thức từ những thông tin ngữ liệu cung cấp. Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức 1TL* Nghị luận (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục 2 Viết về một vấn văn bản ) đề trong Vận dụng: đời sống. Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc
- của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục, thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Tổng 3TN 5TN, 1TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 ĐỀ 1 Ngày kiểm tra: 6/5/2024 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” a. Mục đích Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết. b. Hướng dẫn chơi Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là 2 cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến như sau: Cách 1: Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển. Cách 2 Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê định hình phương hướng và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào. c. Luật chơi trò bịt mắt bắt dê - Mắt phải được bịt kín. - Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê. - Không được đi ra khỏi vòng tròn. - Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng và thay người khác vào chơi. (In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Văn bản “Bịt mắt bắt dê” thuộc thể loại nào? A. Văn bản nghị luận B. Văn bản truyện ngụ ngôn
- C. Văn bản truyền thuyết D. Văn bản thông tin Câu 2. Văn bản “Bịt mắt bắt dê” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt Câu 3. Văn bản “Bịt mắt bắt dê” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi? A. 1 cách chơi B. 2 cách chơi C. 3 cách chơi D. 4 cách chơi Câu 4. Người chơi đứng thành hình nào khi chơi? A. Hình vuông B. Hình vòng cung C. Hình vòng tròn D. Hình chữ U Câu 5. Đoạn văn: “Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.” sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 6. Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào? A. Theo trình tự thời gian B. Theo trình tự không gian C. Theo quan hệ nhân quả D. Theo diễn biến tâm lí Câu 7. Giải thích nghĩa của từ “săn” trong câu văn: “Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào." A. Rắn chắc B. Đuổi bắt C. Chăm sóc D. Xoắn chặt Câu 8. Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng nào? A. Kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng quan sát. B. Kĩ năng giao tiếp, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng quan sát. C. Kĩ năng giao tiếp, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phân tích. D. Kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Câu 9. Giữa trò chơi dân gian và trò chơi điện tử em thích trò chơi nào hơn? Vì sao? Câu 10. Sau khi đọc văn bản, em thấy trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho người chơi những trải nghiệm gì? (Viết câu trả lời khoảng 5 - 7 câu văn) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: “ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích”. Hết
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KT CUỐI HKII TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 C 0,25 5 A 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 D 0,25 HS chọn trò chơi dân gian và đưa ra những lí giải hợp lí: 2,0 - Nâng cao sức khỏe, rèn luyện trí thông minh. - Tạo tinh thần đoàn kết. 9 - Tránh những tiêu cực do trò chơi điện tử đem lại. - Về hình thức: đoạn văn ngắn khoảng từ 5 đến 7 câu có mở 0,5 đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 10 - Về nội dung: Nêu được những trải nghiệm: + Mang lại tiếng cười vui vẻ, thư giãn; 0,5 + Rèn luyện khả năng nghe, xác định phương hướng; 0,5 + Sự kết nối trong một tập thể; 0,5 II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời 0,25 sống. Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết chặt chẽ. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề trong đời sống( ý kiến phản đối) c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Mở bài : Nêu được vấn đề cần nghị luận 3,0 - Các môn học đều có tầm quan trọng như nhau. Vì vậy, có nên 0, 5 chú trọng một số môn yêu thích và bỏ qua những môn không quan trọng ? II.Thân bài
- 2. Thân bài: 2,0 * Thực chất quan điểm: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích: - Đa số các kì thi quan trọng đều chỉ tập trung vào ba môn học chính: Toán - Văn - Anh và những tổ hợp môn liên quan. - Những trường năng khiếu lại quá tập trung phát triển cho học sinh về điểm mạnh mà bỏ quên các môn học khác. - Chạy theo sự hội nhập, chỉ tập trung vào học ngoại ngữ, coi nhẹ tầm quan trọng của các môn học khác. * Đưa ra lí lẽ, bằng chứng để phản đối quan điểm đó: - Việc tiếp cận với đa dạng môn học giúp học sinh khám phá ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. - Các môn học đều có sự liên quan, xâu chuỗi, giúp học sinh được phát triển đầy đủ, toàn diện. * Nhận xét về những tác động tiêu cực của quan điểm ấy với nhận thức và hành động của con người: - Hình thành tâm lí chỉ tập trung vào môn mình cần thi. - Không coi trọng những môn học phụ: thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, - Xuất hiện hiện tượng học lệch, ảnh hưởng đến những cơ hội trong tương lai. 3. Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu. - Đề xuất giải pháp phù hợp. - Liên hệ bản thân: . Khi còn là học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh hơn nữa, từ trường học đến môi trường chung bên ngoài xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, 0,25 dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. NHÓM NGỮ VĂN 7 TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Ngọc Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 ĐỀ 2 Ngày kiểm tra: 6/5/2024 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: “Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu". Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc. Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên nhưng nếu không có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu: Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì? A. Văn bản thông tin B. Văn bản thuyết minh C. Văn bản tự sự D. Văn bản miêu tả Câu 2: Nội dung của văn bản trên là gì? A. Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia B. Ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập. C. Đưa tin về buổi tọa đàm về Hội nhập thế giới D. Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập.
- Câu 3: Ý nào bao gồm những từ Hán Việt có trong văn bản? A. Quốc gia, công dân, kiến thức B. Quốc gia, công dân, giới trẻ C. Quốc gia, người dân, kiến thức D. Quốc gia, giới trẻ, kiến thức Câu 4: Nghĩa của từ công dân là gì? A. Là người được được công nhận trong một quốc gia B. Là người được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia. C. Người có quốc tịch D. Người có quốc tịch, được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia. Câu 5: Xác định phép liên kết được sử dụng trong câu văn sau: "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép liên tưởng Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản? A. Cung cấp thông tin thời sự B. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật C. Lối viết ngắn gọn D. Văn phong sinh động, hấp dẫn Câu 7: Theo tác giả, “tức khí” có nghĩa là gì? A. Là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. B. Chiều hướng phát triển tốt, xấu của sự vật, sự việc theo quy luật tự nhiên, tại một thời điểm cụ thể, theo thuật phong thủy C. Cảm xúc của con người D. Đặc điểm của cá nhân thể hiện ở cường độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí Câu 8: Theo tác giả, thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới cần? A. Có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. B. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc. C. Cần có lòng tự ái dân tộc và tinh thần vượt khó vươn lên. D. Tất cả các đáp án trên Câu 9: Theo em, vì sao thanh niên Việt Nam cần có “tức khí’? Câu 10: Nêu tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của em về vấn đề “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương còn học sinh đến trường chỉ cần học tập tốt, không phải tham gia vệ sinh trường lớp. Hết
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KT CUỐI HKII TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 A 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 B 0,25 7 A 0,25 8 D 0,25 HS nêu được: 2,0 - Tức khí là lòng tự ái dân tộc, tinh thần vượt khó vươn lên - Là tinh thần giúp thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt 9 Nam xả thân vì đất nước. - Thanh niên hiện nay cần có tức khí để nỗ lực vươn lên, để hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa của nhân loại để hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước trong thời đại mới. Học sinh trình bày được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản 2,0 sắc văn hóa dân tộc: 10 - Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, là động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. - Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. - Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong 0,25 đời sống. Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết chặt chẽ. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề trong đời sống( ý kiến phản đối) c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận
- HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: I.Mở bài : Nêu được vấn đề cần nghị luận 3,0 - Để môi trường lớp học luôn xanh, sạch đẹp, việc vệ sinh 0,5 trường học thường xuyên là điều rất quan trọng => Vậy liệu rằng vệ sinh trường học có phải là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương? II.Thân bài 2,0 1. Vệ sinh trường học là gì? - Trường học - cơ sở giáo dục, môi trường cung cấp không gian học tập cho học sinh dưới sự chỉ đạo của các giáo viên - Vệ sinh trường học - hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, các trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao. - Ý nghĩa của việc dọn dẹp vệ sinh trường học: giúp học sinh và các giáo viên có môi trường học tập tốt hơn, xanh sạch đẹp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng như sức khoẻ tốt nhất. 2. Đưa ra ý kiến: Vệ sinh trường học không phải chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương. - Vệ sinh trường học là công việc chung của tất cả mọi người (thầy cô, học sinh) - Mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường trường học 3. Vì sao vệ sinh trường học không phải chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương. - Trường học là môi trường học tập chung của tất cả học sinh và giáo viên, nơi đây học sinh sẽ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức góp phần phát triển bản thân mình - Học sinh là đối tượng quan trọng nhất chịu ảnh hưởng bởi môi trường trường học - Những người lao công không thể dọn hết được tất cả giấy rác ở mọi ngóc ngách trong phòng học - Nếu học sinh có thói quen ỷ lại vào những người lao công: + HS xả rác ở bất cứ nơi đâu, không nhặt giấy rác tại chỗ ngồi sau mỗi buổi học + Không sắp xếp lại bàn ghế ngay - Việc giữ gìn về sinh chung không phải trách nhiệm của một cá nhân cụ thể nào mà đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người - Thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng sức lao động của
- những người lao công, ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của bản thân người học sinh. - Không được sự yêu mến từ thầy cô và bạn bè xung quanh 4. Bằng chứng - Học sinh sẵn sàng mang đồ ăn đồ uống vào lớp học và ăn uống xong vứt rác vào hộc bàn, trên ghế hay bất cứ nơi đâu + Sau giờ học, những người lao công phải vất vả dọn dẹp khu vực xung quanh lớp học và cả trong lớp học nhưng không thể đi từng hộc bàn để dọn dẹp => ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của học sinh đó. 5. Bài học - Ý kiến trên là không đúng đắn - Cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học cũng như môi trường xung quanh lớp học, không nên có thái độ ỷ lại vào người khác - Nhà trường nên có những hình thức xử phạt những em học sinh xả rác bừa bãi, hay có những quy định về khuôn viên ăn uống của học sinh - Gia đình cũng nên nhắc nhở con em mình phải vứt rác đúng nơi quy định và đảm bảo vệ sinh chung. III. Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại ý kiến của mình: Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, học tập và làm việc, vì thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, đó không phải là công việc của riêng cá nhân nào - Liên hệ bản thân: Khi còn là học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh hơn nữa, từ trường học đến môi trường chung bên ngoài xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. NHÓM NGỮ VĂN 7 TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Hoàng Hà Ngân Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng