Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thanh Am
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đã bao lâu rồi tôi không ngồi đây, nơi gian bếp ám khói này, chỉ để nghe tiếng củi cháy lách tách, ngắm những hòn than đỏ hừng hực như dâng như hiến kia, và hít hà mùi khói thân thương đã ám cả vào tuổi thơ của tôi như ngày xưa ấy? Bao lâu rồi, tôi không còn nhớ nữa. Chỉ biết rằng, tôi đã lớn lên từ căn bếp này, được học những bài học đầu tiên trong căn bếp này, và cũng đã rời xa nơi đây mười năm có lẻ. Hơn mười năm! Những giấc mộng hão huyền nào đã dẫn dụ tôi ra đi? Những đam mê, nông nổi nào đã xô dạt tôi đến những phương trời xa lạ, nơi huyên náo thị thành? Để rồi, đến một ngày chợt bừng tỉnh, nhận ra rằng mình đã đi quá xa căn bếp ngày xưa. Những trong trẻo, thơ ngây đã âm thầm rụng rơi, và tan biến như làn khói bếp mỏng manh trong một buổi chiều nhạt nắng.
…Nơi căn bếp này, ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi cũng ngồi trông chừng nồi cơm sôi, hay nồi cám heo, nồi rượu nếp như tối nay đây. Và mẹ đã tranh thủ dạy cho tôi những chữ cái đầu tiên bằng cách dùng cục than nguội viết lên nền bếp. A, ă, â, b, c… dần dần ghim vào trí óc non nớt của tôi. Rồi lớn thêm xíu nữa, mẹ dạy cho tôi cách nhóm bếp sao cho lửa mau bén; dạy tôi cách luộc rau sao cho xanh – ngon; và chỉ dẫn tôi nấu cơm thế nào để cơm không bị khê, bằng một câu ca dao quen thuộc:
“Chồng nóng thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa có đời nào khê.”
Bài học nấu cơm của mẹ trở thành “của hồi môn” đến khi tôi đi lấy chồng – một thứ của hồi môn mà tôi dùng cả đời không hết. Nơi căn bếp này, ngày tôi còn nhỏ, vào những ngày mưa, ba tôi thường làm món kẹo lạc – món kẹo duy nhất chúng tôi được ăn bất chợt mà không phải chờ đến Tết, vì nhà tôi rất sẵn đậu phộng. Anh em chúng tôi túm tụm nhau lại, cố gắng bóc thật nhanh và thật nhiều đậu phộng để mẻ kẹo sớm được lên mâm, lại được đầy đặn một chút. Sở dĩ ba tôi luôn giành việc làm kẹo này là vì ông chiều chúng tôi, muốn chúng tôi được thưởng thức những thanh kẹo ngon ngọt nhất. Nếu để mẹ làm, ắt hẳn bà sẽ tiết kiệm đường, mẻ kẹo vì thế mà kém ngon đi.”
(Bếp ơi… Một trời thương nhớ - Ngọc Hà)
Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Vǎn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn. B.Thuyết minh.
C. Tản văn. D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Đề tài của văn bản trên?
A. Gia đình. B.Thiên nhiên. C. Chiến tranh. D. Đất nước.
Câu 3. Điều gì khiến nhân vật tôi bừng tỉnh?
A. Ở thành phố có rất nhiều bếp lửa như vậy.
B. Kỉ niệm với căn bếp tuổi thơ không thể quay trở lại.
C. Nhận ra bản thân mình già quá.
D. Căn bếp không còn tồn tại.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thanh Am
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2022 – 2023 Ngày thi: 25/4/2023 ĐỀ V7-CKII-01 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Đã bao lâu rồi tôi không ngồi đây, nơi gian bếp ám khói này, chỉ để nghe tiếng củi cháy lách tách, ngắm những hòn than đỏ hừng hực như dâng như hiến kia, và hít hà mùi khói thân thương đã ám cả vào tuổi thơ của tôi như ngày xưa ấy? Bao lâu rồi, tôi không còn nhớ nữa. Chỉ biết rằng, tôi đã lớn lên từ căn bếp này, được học những bài học đầu tiên trong căn bếp này, và cũng đã rời xa nơi đây mười năm có lẻ. Hơn mười năm! Những giấc mộng hão huyền nào đã dẫn dụ tôi ra đi? Những đam mê, nông nổi nào đã xô dạt tôi đến những phương trời xa lạ, nơi huyên náo thị thành? Để rồi, đến một ngày chợt bừng tỉnh, nhận ra rằng mình đã đi quá xa căn bếp ngày xưa. Những trong trẻo, thơ ngây đã âm thầm rụng rơi, và tan biến như làn khói bếp mỏng manh trong một buổi chiều nhạt nắng. Nơi căn bếp này, ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi cũng ngồi trông chừng nồi cơm sôi, hay nồi cám heo, nồi rượu nếp như tối nay đây. Và mẹ đã tranh thủ dạy cho tôi những chữ cái đầu tiên bằng cách dùng cục than nguội viết lên nền bếp. A, ă, â, b, c dần dần ghim vào trí óc non nớt của tôi. Rồi lớn thêm xíu nữa, mẹ dạy cho tôi cách nhóm bếp sao cho lửa mau bén; dạy tôi cách luộc rau sao cho xanh – ngon; và chỉ dẫn tôi nấu cơm thế nào để cơm không bị khê, bằng một câu ca dao quen thuộc: “Chồng nóng thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa có đời nào khê.” Bài học nấu cơm của mẹ trở thành “của hồi môn” đến khi tôi đi lấy chồng – một thứ của hồi môn mà tôi dùng cả đời không hết. Nơi căn bếp này, ngày tôi còn nhỏ, vào những ngày mưa, ba tôi thường làm món kẹo lạc – món kẹo duy nhất chúng tôi được ăn bất chợt mà không phải chờ đến Tết, vì nhà tôi rất sẵn đậu phộng. Anh em chúng tôi túm tụm nhau lại, cố gắng bóc thật nhanh và thật nhiều đậu phộng để mẻ kẹo sớm được lên mâm, lại được đầy đặn một chút. Sở dĩ ba tôi luôn giành việc làm kẹo này là vì ông chiều chúng tôi, muốn chúng tôi được thưởng thức những thanh kẹo ngon ngọt nhất. Nếu để mẹ làm, ắt hẳn bà sẽ tiết kiệm đường, mẻ kẹo vì thế mà kém ngon đi.” (Bếp ơi Một trời thương nhớ - Ngọc Hà) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Vǎn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn. B.Thuyết minh. C. Tản văn. D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Đề tài của văn bản trên? A. Gia đình. B.Thiên nhiên. C. Chiến tranh. D. Đất nước. Câu 3. Điều gì khiến nhân vật tôi bừng tỉnh? A. Ở thành phố có rất nhiều bếp lửa như vậy. B. Kỉ niệm với căn bếp tuổi thơ không thể quay trở lại. C. Nhận ra bản thân mình già quá. D. Căn bếp không còn tồn tại.
- Câu 4. Bài học đầu tiên mẹ dạy nhân vật tôi bên căn bếp đó là gì? A. Cách nấu cơm không bị khê. B. Cách nhóm bếp sao cho không khói. C. Những chữ cái đầu tiên. D. Cách luộc rau sao cho xanh - ngon. Câu 5. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép lặp trong đoạn văn in đậm? A. Liên kết giữa các câu trong đoạn văn. B. Tạo nhịp điệu trong câu văn. C. Tạo liên kết giữa các đoạn văn. D. Tăng giá trị biểu đạt cho câu văn. Câu 6. Câu văn “Anh em chúng tôi túm tụm nhau lại, cố gắng bóc thật nhanh và thật nhiều đậu phộng để mẻ kẹo sớm được lên mâm, lại được đầy đặn một chút ” gợi cho em cảm nhận gì về tuổi thơ của nhân vật tôi? A. Đáng thương, nghèo khổ, u buồn. B. Thiếu thốn tình yêu thương, cô đơn. C. Dữ dội, sóng gió, vất vả. D. Trong sáng, ngây thơ, tinh nghịch. Câu 7. Nghĩa của yếu tố Hán Việt “tiên” trong cụm từ “đầu tiên” là gì? A. Nhỏ nhặt. B. Múa. C. Ghi chép. D. Trước. Câu 8. Nghĩa của từ “ghim” trong câu văn “Và mẹ đã tranh thủ dạy cho tôi những chữ cái đầu tiên bằng cách dùng cục than nguội viết lên nền bếp. A, ă, â, b, c dần dần ghim vào trí óc non nớt của tôi” là gì? A. Vật nhỏ bằng kim loại. B. Dính vào nhau bằng chất kết dính. C. Nhớ mãi một điều gì đó không quên. D. Cố định các sự vật vào nhau. Thực hiện các yêu cầu sau. Câu 9. Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì? Câu 10. Viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày cảm nghĩ của em về kỉ niệm mà em ấn tượng nhất. II. VIẾT (4,0 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Đề 2: Trong các trường học, hiện tượng học sinh nghiện các trò chơi điện tử và hút thuốc lá điện tử đang ngày càng phổ biến. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về một trong hai hiện tượng trên. - Hết -