Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Thiều Ngọc Trâm (Có đáp án)
Phần I (7,0 điểm): Đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3: (1,5 điểm) Trong câu văn: “So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.” tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_20.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Thiều Ngọc Trâm (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 – 2022 Thời gian kiểm tra: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/5/2022 Phần I (7,0 điểm): Đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3: (1,5 điểm) Trong câu văn: “So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.” tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 4 (3,5 điểm) Hãy nêu suy nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm trên bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu, trong đó có 01 câu sử dụng trạng ngữ. (Gạch chân dưới trạng ngữ đó) Phần II (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nơi bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. (Trích “Suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay”) Câu 1: (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 2: (1 điểm) Ở đoạn văn trên, theo em vì sao người viết lại khuyên chúng ta cần phải học cách yêu thương? Câu 3: (1,5 điểm) Tình cảm, sự sẻ chia đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng, nhất là với giới trẻ. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ¾ trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn nạn này. Chúc các con làm bài tốt!
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 – 2022 Thời gian kiểm tra: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/5/2022 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” 0,5 đ - Tác giả: Phạm Duy Tốn 0,5 đ 2 Nội dung của đoạn văn trên miêu tả cảnh nhàn hạ, sung 1,0 đ sướng, hưởng thụ của quan phụ mẫu cùng nha lại vui đánh bài trong đình. 3 - Phép tu từ: so sánh, liệt kê. 0,5 đ - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự đối lập giữa hình ảnh vất vả, lấm láp 1,0 đ người dân khi hộ đê và sự ung dung, nhàn nhã, vô trách nhiệm của quan lại. + Gíup tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt. 4 HS viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Hình thức: - Trình bày đúng hình thức đoạn văn. - Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ; lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp; diễn đạt mạch 0,5 đ lạc, rõ ý, đúng chuẩn chỉnh tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Sử dụng đúng, hợp lí một trạng ngữ, gạch chân, chỉ rõ. 2. Nội dung: Học sinh có những cách diễn đạt khác nhau song cần phân tích được hình ảnh quan phụ mẫu qua những khía cạnh sau: - Nhân vật quan phụ mẫu được xây dựng thông qua những thủ pháp nghệ thuật sau, từ đó bộc lộ được tính cách, bản chất của quan phủ: + Chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi hộ đê (đặt trong thế đối lập với tình cảnh của trăm nghìn người dân đang hộ để dưới trời mưa tầm tã) 3 đ + Dáng điệu, cử chỉ, tư thế ngồi khi quan trong đình. + Giọng điệu, ngôn ngữ của quan khi nói với bọn chánh tổng, nha lại: giọng điệu đầy quyền uy, lớn tiếng quát mắng nha lại. Đặc biệt là thái độ, ứng xử của quan phủ ở đoạn kết truyện khi được thông báo vỡ đê (quát lính lệ đuổi cổ người dân quê, rồi quay lại chơi bài tiếp; thái độ vui sướng tột bậc khi bài ù to ) - Nhận xét khái quát, nâng cao: + Bản chất của “quan phụ mẫu”: vô trách nhiệm, bất nhân
- + Thái độ của tác giả: mỉa mai sâu cay, lên án gay gắt bản chất tàn bạo của quan lại phong kiến đương thời. Đồng thời cũng thể hiện sự thương cảm, xót thương cho thân phận nhân dân bất hạnh, nghèo khổ. - Lưu ý: Giáo viên linh hoạt khi chấm, lưu ý bài viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học, có quan điểm và thái độ sâu sắc II 1 - PTBĐ chính: Nghị luận 0,5 đ 2 Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải Gợi ý: Bởi vì khi biết trao đi yêu thương, khổ đau sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc sẽ được nhân đôi. Hành động ấy 1 đ cũng khiến chính mình và người nhận được tình thương đều hạnh phúc, gắn kết, bền chặt. 3 - Hình thức + Viết đúng yêu cầu kết cấu của đoạn văn, khoảng ¾ trang giấy. + Không sai lỗi chính tả, dùng từ. 0,5 đ + Diễn đạt mạch lạc. - Nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu lên được ý kiến về vấn nạn vô cảm trong cuộc sống. + Bệnh vô cảm là bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. + Giải thích: “Vô cảm” là gì? 1,5 đ + Nêu thực trạng, biểu hiện của bệnh vô cảm. + Nguyên nhân và tác hại của bệnh vô cảm. + Đưa ra giải pháp đẩy lùi căn bệnh này. + Bài học nhận thức, liên hệ bản thân và hành động. TM. NHÓM CHUYÊN MÔN TM. TỔ CHUYÊN MÔN TM. BAN GIÁM HIỆU NHÓM TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Thiều Ngọc Trâm Lê Triệu Oanh Đặng Sỹ Đức